Trong một cuộc nghiên cứu với trên 3000 phụ huynh cho thấy 90% người có con từ 3 tuổi trở xuống thường vô tình cho con ăn những loại thực phẩm chứa kim loại nặng mà không hề hay biết.
Mặc dù cơ thể của con người vẫn có thể chịu đựng được một hàm lượng nhỏ kim loại nặng như sắt hay kẽm để duy trì cơ thể khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, nếu những kim loại như cadmium, các chất vô cơ, asen, thủy ngân và chì có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe dễ gây ung thư nhất là đối với trẻ nhỏ.
Đặc biệt là với những trẻ dưới 1 tuổi khi ăn nhiều kim loại nặng sẽ dễ mắc bệnh, giảm trí thông minh, và tăng khả năng mắc bệnh tự kỷ và hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Nhất là với những loại kim loại nặng đi vào thức ăn qua đất và nước trong quá trình trồng trọt, bảo quản hoặc bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường.
5 loại thực phẩm chứa kim loại nặng hại sức khỏe của trẻ nên tránh xa
Hạn chế ăn bột gạo ngũ cốc: Với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đang trong thời kỳ ăn dặm thường được bố mẹ cho ăn bột gạo ngũ cốc vì chúng rất mềm và dễ ăn, dễ nuốt. Nhưng có rất ít người biết rằng trong gạo ngũ cốc chứa hàm lượng asen vô cơ cao hơn các loại ngũ cốc khác.
Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng mà loại bỏ ngũ cốc ra khỏi thực đơn của con, bởi ở trong ngũ cốc đó chứa nhiều chất sắt cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, trong ngũ cốc, bố mẹ có thể cho trẻ ăn các loại ngũ cốc khác như bột lúa mì.
Hạn chế đồ ăn đóng gói: Trong quá trình nuôi con nhỏ cha mẹ nên tránh cho bé ăn những đồ ăn đã qua chế biến này không còn quá nhiều chất dinh dưỡng như ban đầu. Ngoài ra, trong quá trình sơ chế và đóng gói sản phẩm cũng khó bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hãy chú ý tới nước ép trái cây: Theo một nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều thương hiệu bán nước ép táo, ép nho có chứa arsenic vô cơ và chì. Mặc dù đều được cam kết làm từ 100% trái cây tự nhiên, nhưng nước ép vẫn chứa nhiều đường và ít chất xơ. Thêm vào đo, viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ sơ sinh không nên uống nước ép trái cây, trẻ từ 1 - 3 tuổi uống không quá 120ml, trẻ từ 4 - 6 tuổi không vượt quá 120 - 180ml mỗi ngày.
Cho trẻ ăn ít socola: Với trẻ nhỏ thì bột ca cao có chứa cadmium hoặc chì. Ngoài ra, trong thành phần ca cao nguyên chất chứa nhiều kim loại nặng hơn socola đen, socola đen lại cao hơn socola sữa.
Tránh cá nhiễm thủy ngân: Với trẻ nhỏ cha mẹ không nên cho trẻ ăn các loại cá như cá kiếm, cá ngừ vây xanh,… do chúng có hàm lượng thủy ngân cao.