Chuyên gia chỉ cách 'đi bộ 6 phút' phát hiện sớm tổn thương phổi tiềm ẩn: Những ai là F0 đặc biệt chú ý

( PHUNUTODAY ) - GS Dương Quý Sỹ, phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam đã chia sẻ phương pháp "test đi bộ 6 phút" vào phác đồ đánh giá bệnh nhân Covid-19 nhằm phát hiện sớm những bệnh nhân có tổn thương phổi tiềm ẩn.

Mới đây, GS Dương Quý Sỹ, phó chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam đã chia sẻ phương pháp "test đi bộ 6 phút" vào phác đồ đánh giá bệnh nhân Covid-19 nhằm phát hiện sớm những bệnh nhân có tổn thương phổi tiềm ẩn và tình trạng giảm oxy máu sớm chỉ phát hiện ra khi vận động. Cụ thể như sau:

Thực hiện test đi bộ

20200303_091830_191551_thay-doi-loi-song-l.max-1800x1800

Các bước thực hiện test đi bộ 6 phút tại nhà cho người bị nhiễm Covid-19:

1. Đo SpO2 đầu ngón tay và ghi nhận chỉ số trước khi làm test.

2. Tự canh mốc thời gian, đặt chế độ bấm giờ 6 phút trên điện thoại hoặc nhờ người sống cùng là F0 bấm hộ để thông báo khi hết 6 phút.

3. Đi bộ vòng quanh phòng hoặc khoảng trống trong sân nhà liên tục trong vòng 6 phút không nghỉ.

4. Ghi nhận chỉ số SpO2 ngay khi vừa hết 6 phút, sau đó ngừng đi bộ ngồi nghỉ.

5. Diễn giải kết quả:

Hình ảnh phổi tổn thương do Covid-19

Hình ảnh phổi tổn thương do Covid-19

Nếu sau đi bộ 6 phút SpO2 vẫn không thay đổi và vẫn ≥95%, tình trạng oxy hóa máu tốt. Nếu chỉ số SpO2 còn 93 - 94% thì tình trạng oxy hóa máu giảm lúc vận động cần theo dõi và có thể thực hiện test đi bộ sau 6 - 8 giờ; nếu vẫn không cải thiện nên theo dõi sát và xin ý kiến tham vấn bác sĩ gia đình hoặc các đơn vị chăm sóc tại nhà.

Nếu chỉ số SpO2<93% thì tình trạng oxy hóa máu giảm cần xin ý kiến tham vấn bác sĩ gia đình hoặc các đơn vị chăm sóc tại nhà. Nếu chỉ số SpO2 giảm so với ban đầu > 3 chỉ số %, xin ý kiến tham vấn bác sĩ gia đình hoặc các đơn vị chăm sóc tại nhà.

Ngoài ra, các F0 cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

Một số lưu ý khi đi bộ nên đi theo bước chân thường ngày đi tập thể dục hoặc theo nhịp sinh hoạt bình thường, không nên gắng sức đi nhanh gây khó thở.

Trong quá trình đi bộ nếu thấy có các dấu hiệu bất thường sau đây thì phải ngưng ngay và ngồi nghỉ cho đến khi hết triệu chứng, thông báo cho người nhà hoặc bác sĩ gia đình: đau đầu, chóng mặt, đau ngực, khó thở, ho nhiều.

Để tránh trường hợp đi bộ chậm quá mức thì những người thường xuyên đi bộ tập thể dục có thể lấy mức khoảng cách tối thiểu đạt được khi đi bộ 6 phút của nữ dưới 60 tuổi là 400m và nam là 480m. Lưu ý duy trì nhịp hít thở sâu và điều hòa khi thực hiện test đi bộ 6 phút.

Nếu chỉ có một mình trong phòng khi thực hiện test thì có thể không cần đeo khẩu trang trong 6 phút đi bộ. Có thể lập lại test mỗi 6-8 giờ và mỗi ngày để theo dõi tình trạng oxy máu ổn định hay không ổn định và ghi vào sổ theo dõi sức khỏe cá nhân.

Những người (dưới 60 tuổi) không có bệnh hô hấp, tim mạch trước đây nhưng có SpO2 trước khi thực hiện test đi bộ 6 phút < 95% không nên thực hiện test và lưu ý theo dõi thêm hoặc báo cho bác sĩ gia đình hoặc đơn vị chăm sóc y tế.

Ngoài ra, tại các cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19, việc thực hiện test đi bộ 6 phút cho bệnh nhân trước khi xuất viện cũng giúp đánh giá được tình trạng suy hô hấp của người bệnh đã ổn định hay chưa.

Cách chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại nhà

Khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 ở thể nhẹ, chỉ ho, mệt, sốt nhẹ và tự hồi phục sau 7-10 ngày, 20% bệnh nhân chuyển nặng, thường trong 5-8 ngày. Nếu biểu hiện bệnh nhẹ, bạn có thể tham khảo các bước sau:

Chuẩn bị

Nơi ở: Thông thoáng, có cửa sổ, khu vệ sinh riêng (chỉ sử dụng quạt, không nên dùng điều hoà).

Vật dụng cơ bản: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, thùng rác riêng, quạt máy, bình đun nước siêu tốc, khẩu trang, găng tay, bát đũa, bột giặt...

Thuốc: Hạ sốt, tiêu hoá, dạ dày, tiêu chảy, chữa đau họng, dầu xoa, oresol, nước muối súc miệng, xịt mũi, các loại tăng sức đề kháng nhất là Vitamin C, Vitamin D3.

Thiết bị y tế: Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo oxy trong máu (không bắt buộc).

Chữa trị

Các triệu chứng ban đầu có thể gặp phải

Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ.

Đau họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn, tiêu chảy.

Rối loạn khứu giác, tê lưỡi.

Khi bị sốt không nên nằm lâu một tư thế, có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.

Sử dụng thuốc hạ sốt cách nhau 4-6 giờ tuỳ loại, thuốc hạ sốt có hiệu quả sau 1 giờ nên tránh nôn nóng mà uống quá liều lượng, có thể ảnh hưởng tới gan.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.

Ăn uống

Uống nhiều nước ấm, uống oresol bù nước.

Bổ sung tỏi, sả... vào thực đơn mỗi ngày.

Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu, bổ sung trái cây, vitamin C.

Ăn đầy đủ, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, đi lại nhiều, hít thở sâu, đều.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link