Lãng phí thức ăn, không biết chia sẻ
Lãng phí thức ăn là một thói quen xấu. Trên bàn ăn, sẽ luôn có người tuỳ ý vứt bỏ đồ ăn mình không thích. Những người như vậy thường thiếu sự đánh giá cao về thực phẩm và thiếu tôn trọng người khác. Hành vi của họ khiến mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu, lãng phí.
Bên cạnh đó còn có một kiểu người khác là không biết chia sẻ đồ ăn với người khác. Họ cũng không muốn thử những món ăn mới, món ăn được người khác mời. Những người như vậy đang thiếu kỹ năng tương tác cơ bản và khó thiết lập được mối quan hệ tốt với người khác.
Đồng thời, họ cũng thiếu tôn trọng và sự quan tâm đối với người khác. Chỉ với biểu hiện nhỏ này cho thấy họ là người nhỏ nhen, ích kỷ, thiếu sự đồng cảm.
Chiếm phần ngon
Khi ăn cùng nhau, nhiều người có thể đặc biệt thích một món nào đó. Vì thế họ chỉ ăn mỗi món đấy, điều này vô tình chiếm phần ăn của người khác. Hành vi này không chỉ bất lịch sự mà còn khiến người khác cảm thấy khó chịu.
Bên cạnh đó, một số người có thể lấy thức ăn hoặc dụng cụ ăn của người khác khi chưa được phép. Họ cũng có thể ăn rất chậm, chiếm chỗ hoặc chiếm thời gian của người khác. Điều này cũng thể hiện sự kém văn minh.
Khi dùng bữa cùng nhau, chúng ta nên tôn trọng người khác, bao gồm cả đồ ăn và dụng cụ ăn của họ. Bạn cũng không nên chiếm thời gian, không gian và không lấy thức ăn của người khác. Nếu bạn muốn chia sẻ đồ ăn, trước tiên bạn cần được sự đồng ý của bên kia và tuân theo nguyên tắc công bằng.
Không tôn trọng thói quen ăn uống và những điều kiêng kỵ của người khác
Thói quen ăn uống và những điều kiêng kỵ của mỗi người là khác nhau. Có người có thể vì lý do sức khoẻ, tôn giáo mà không ăn được một số loại thực phẩm nhất định. Hoặc cũng có thể họ đang duy trì phương pháp dinh dưỡng đặc biệt.
Vì thế, nếu ai đó không tôn trọng thói quen ăn uống của người khác và những điều kiêng kỵ, ép người khác ăn những món mà họ không ăn được hay cười nhạo thói quen ăn uống thì là điều rất bất lịch sự và thiếu tôn trọng người khác.
Nghiêm trọng hơn, một số người xấu tính còn bày những nguyên liệu, gia vị mà người khác không ăn được lên bàn. Thậm chí, họ bí mật thêm những nguyên liệu cấm kỵ vào đồ ăn của đối phương. Đây là hành vi đáng lên án. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng, thiếu nghiêm túc.
Nếu một người không tôn trọng thói quen và những điều kiêng kỵ khi ăn uống rất có thể sẽ không tôn trọng quan điểm và tư tưởng của người khác. Thậm chí, họ sẵn sàng lừa dối, làm tổn thương những người xung quanh. Người như vậy không xứng đáng có được tình bạn chân thành. Bạn cần lưu ý giữ khoảng cách với họ.
Ăn ngấu nghiến, vội vàng hấp tấp
Chính hai từ "vội vàng" cũng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của không ít người.
Bên cạnh bạn hẳn có một số người thích ăn uống một cách ngấu nghiến như hùm gấu, bất kể bụng đói hay không, họ cũng giữ thói quen này.
Song trong cách ăn uống lẫn cách làm người, bạn cũng nên giữ một thái độ: đi chậm, ăn từng miếng và đi từng bước.
Ở đây chúng ta không nói đến trường hợp người cần ăn nhanh để làm việc nào khác quan trọng hơn. Nhưng một khi trở thành thói quen thì hậu họa khôn lường. Việc ăn nhanh vốn dĩ là thói quen không tốt. Nó vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa hình thành lối sống không tốt.
Người ta thường nói: Dục tốc bất đạt. Cái gì nhanh quá, gấp quá cũng hóa thất bại. Sống chậm và dung dị, chỉ khi bình tĩnh thực hiện, mọi chuyện mới diễn ra suôn sẻ.
Con người, hãy bình tĩnh đón nhận mọi thứ trong cuộc sống, hãy cứ sống với một trái tim bình thường. Nếu bạn quá quan tâm, con đường phía trước sẽ ngày càng hẹp lại.
Tóm lại, những người có thói quen xấu trên bàn ăn khiến người khác mất thiện cảm, để lại ấn tượng xấu. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta nên cố gắng tránh những thói quen xấu này, chú ý tôn trọng và quan tâm đến mọi người xung quanh. Trên bàn ăn, hãy ứng xử văn minh, lịch sự để thiết lập các mối quan hệ giữa các cá nhân.
Đồng thời, chúng ta cũng phải học cách trân trọng thực phẩm, cố gắng tránh lãng phí. Đó cũng là một loại trách nhiệm với môi trường, với cộng đồng.