Trong tiềm thức người Việt, nhà ở là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc đời. Chỉ khi có căn nhà riêng cho mình, họ mới cảm thấy yên tâm làm ăn để nâng cao cuộc sống của mình. Về vấn đề nhà ở, người xưa muốn truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho hậu thế: “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời”.
Nhà cũ 3 đời không ở
Nhìn chung, những ngôi nhà cổ ở nông thôn trước đây hầu như là những ngôi nhà lợp mái lá hoặc ngói đỏ. Vì thế, một ngôi nhà được xây bằng gạch nung đã trải qua 3 thế hệ sinh sống sẽ có tuổi đời lên tới khoảng 100 năm và bộc lộ rất nhiều nhược điểm.
+ Thứ nhất, ngôi nhà cũ sau một thời gian dài đã trở nên cũ kỹ, dột nát, gây nguy hiểm cho người sinh sống ở bên trong. Chưa kể, những ngôi nhà cũ, cổ ở vùng thôn quê còn rất dễ bị đổ, sập trước những thiên tai như mưa bão, động đất, gió lớn, lũ lụt…
+ Thứ hai, sau khi qua 3 thế hệ sinh sống, hầu như những người này đều đã chết đi trong ngôi nhà này. Ba đời một gia đình đều qua đời ở nơi đây, những thế hệ mai sau nếu tiếp tục sinh sống thì không tốt chút nào. Đàn ông có thể bình thường, dạn dĩ nhưng phụ nữ và trẻ em cũng như người ngoài sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi. Vì thế, người xưa quan niệm những ngôi nhà cổ thì không nên ở, không tốt cho con người.
+ Thứ ba, ngôi nhà cổ đã qua ba đời không thể là ngôi nhà mới cho những thanh niên trai tráng mới lập gia đình. Nhà cũ đã tồn tại lâu đời, có cách bài trí và đồ dùng cũ kỹ sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu sống của người trẻ hiện đại. Do đó, những thanh niên khi chuẩn bị lập gia đình sẽ xây nhà mới hoặc tân trang lại căn nhà cũ cho phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân và đảm bảo an toàn.
Đặc biệt, với những người tin tưởng vào tâm linh sẽ cảm thấy những ngôi nhà kiểu cũ, ngôi nhà cổ xưa xây dựng từ quá lâu ở trong đó sẽ không khỏe mạnh, dễ gặp phải những điều không may mắn hoặc những thứ khiến người khác sợ hãi.
Mộ cũ 5 đời không rời
“Mộ cũ 5 đời không rời” hay “Ngũ triều thập mộ” có nghĩa là mộ tổ tiên đã qua năm triều đại thì không nên di dời đi nơi khác để chôn cất.
Một trong những nguyên nhân được người xưa đưa ra đó là, nếu ngôi mộ đã quá 5 đời tức là đã quá quen thuộc với nơi này, không nên đào huyệt hay di dời đi nơi khác sẽ khiến vong linh của tổ tiên không thể yên ổn.
Một lý do tiếp theo đó là, nơi chôn cất của người xưa thường được chọn bởi những người thông thạo về thông khí, dẫn nước, am hiểu về địa lý chứ không phải chọn một cách tùy tiện. Do đó, nếu xét trong hoàn cảnh bình thường thì mộ tổ tiên đã qua năm đời không thể di dời một cách dễ dàng, trừ khi mộ tổ tiên gặp phải chướng ngại nào đó hoặc đất xây dựng phải di dời.
Chưa kể, cổ nhân còn quan niệm rằng mộ tổ tiên sau khi chôn cất càng không được tự ý di chuyển. Thời xa xưa, việc đào mộ tổ tiên lên được coi là một việc làm khuất tất, không được mọi người cho phép. Đây là việc làm kiêng kỵ trong xã hội cổ đại, vi phạm luân thường đạo lý và bị lên án. Chính vì lẽ đó, phần mộ của tổ tiên hơn năm đời càng không thể tự ý di chuyển.
Có thể nói, câu nói “Nhà cũ 3 đời không ở, mộ cũ 5 đời không rời” của cổ nhân mang đậm giá trị cốt lõi, cho đến tận ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.