“Chính tà nhìn ánh mắt” có nghĩa là gì?
Người xưa có câu rằng: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tướng mạo của con người cũng tương tự như thế. Những người thiện lương sẽ có tướng thiện lương, những người tà ác sẽ có tướng mạo tà ác.
Đôi mắt của mỗi người chính là cửa sổ tâm hồn. Nếu như muốn nhìn thấu nội tâm của một ai đó, rất đơn giản chỉ cần nhìn vào ánh mắt của họ là chúng ta có thể nhìn ra được chính và tà. Vậy, làm thế nào mà mọi người có thể thông qua ánh mắt để nhìn ra chính và tà được?
Muốn phán đoán chính và tà của một người, hãy quan sát ánh mắt của người đó trong trạng thái động và tĩnh. Hầu hết những người có hành vi đoan chính, thật thà thì đôi mắt của họ sẽ trong sáng, nhìn thẳng chứ không nhìn ngang dọc lung tung. Trong khi đó, những người có tính cách hẹp hòi, hay soi mói, ghen tị và hoài nghi với người khác, ánh mắt của những người này cũng sẽ tự nhiên liếc ngang liếc dọc. Trong tâm của một người luôn quang minh, chính đại, ánh mắt tự nhiên sẽ linh hoạt và sáng ngời, nhìn vào sẽ cảm giác vô cùng thư thái và dễ chịu. Nếu như trong lòng người luôn trong trạng thái không an tĩnh và bất định, tâm của những người này sẽ trở nên bất chính.
Để quan sát một người, không có cách nào tốt hơn là quan sát ánh mắt của họ. Thông qua ánh mắt, chúng ta không chỉ phân biệt được trong - đục, sáng - tối, mà quan trọng hơn hết là có thể nhìn thấu bản chất và thiện ác trong tâm hồn của một con người.
Có một câu chuyện như thế này: Ngày xưa có một người thợ thủ công sống bằng nghề điêu khắc, ông đặc biệt giỏi điêu khắc những hình tượng yêu ma quỷ quái. Cho đến một ngày, ông soi gương và phát hiện bản thân trở nên vô cùng xấu xí, khuôn mặt trở nên hung ác, đáng sợ chẳng khác gì hình tượng yêu quái.
Chính vì thế, ông đã vội vàng lên chùa để thỉnh cầu Phương trượng. Phương trượng yêu cầu ông điêu khắc một trăm bức tượng của Phật Bồ Tát Quán m. Sau khi chạm khắc 100 bức tượng Phật Bồ Tát Quán m, ông phát hiện bản thân mình trong gương tướng mạo đã trở nên trang nghiêm và đoan trang hơn rất nhiều.
Có thể nhận định rằng, người đàn ông sau nhiều năm làm công việc điêu khắc yêu ma quỷ quái, theo thời gian những cảm xúc xấu xí này đã dung nhập vào tư tưởng của họ từ lúc nào mà không thể hay biết. Dần dần, tâm hồn của họ cũng trở nên u tối, tướng mạo cũng trở nên ngày một xấu xí, đáng sợ.
Trong cuộc sống, những người có tướng mạo không đoan chính sẽ nảy sinh những tư tưởng vặn vẹo, xấu xí. Những người này lúc nào cũng muốn hãm hại người khác, ở đâu cũng trục lợi cá nhân, vơ vét của cải về mình. Khi nội tạng của họ bị kiệt quệ, những người này sẽ sở hữu bộ mặt ti tiện, xấu xí. Do đó, những người có tâm địa thiện lương cùng với tấm lòng từ bi sẽ mang tướng mạo phúc hậu, thanh thoát cùng khí chất điềm đạm.
“Thật giả nhìn bờ môi” có nghĩa là gì?
Người xưa có câu “Ngựa tốt tại chân, người tốt tại miệng”, từ câu nói này, chúng ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của “miệng” đối với mỗi người. Trong ngũ quan, miệng là phương tiện quan trọng nhất dùng để biểu đạt tư tưởng, nhất niệm của một người trong cuộc đời này. Chính vì thế, cảm xúc của một người sẽ biểu lộ trên khuôn mặt, những lời nói xuất phát từ miệng sẽ gián tiếp thể hiện tư tưởng của người đó.
Cổ nhân từng dạy rằng “Họa từ miệng mà ra”. Nhiều khi lời nói có sức sát thương rất mạnh, có thể khiến người ta tổn thương hơn cả bạo lực. Từ xa xưa, Tăng Quốc Phiên đã nhìn thấu được đạo lý này. Chính vì thế, ông đã từng giới cấm bản thân, không cho phép bản thân được tùy tiện nói ra những lời nói hoang dại, xấu xí, bởi vậy ông đã đối phó và nỗ lực rất nhiều để thực hiện điều này.
Nếu không giữ mồm giữ miệng thì cuối cùng, bạn cũng sẽ làm rối loạn tâm trí của chính mình. Nếu như sử dụng những lời lẽ ngụy biện để lấy lòng người khác, cuối cùng họ cũng chỉ mang lại tai họa cho chính mình và những người xung quanh.
Sống ở đời, có một số người kiểu như thế này, mồm miệng nhìn có vẻ chậm chạp và không linh hoạt. Họ không thể nói những lời xu nịnh, to tát hay khoa trương. Thế nhưng bù lại, họ làm được rất nhiều việc, hiệu quả thực hiện công việc cũng rất tốt. Những người như vậy vốn không nhiều, nhưng ở bên cạnh họ sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng dễ chịu, bình thản, mang đến cho bạn cảm giác tin tưởng, an toàn. Bên cạnh đó, khi con người ăn nói thận trọng, giữ ý tứ, những người này có thể tránh được những mối tai họa đáng tiếc về sau. Những người trầm tĩnh, ăn nói nhẹ nhàng, không ba hoa, không khoác lác mới là những người điềm tĩnh, thật thà và chân thành.
Công danh xem khí khái
Tăng Quốc Phiên cho rằng, một người có được công danh sự nghiệp hay không thì phải xem người đó có khí khái hay không.
Nếu như một người biết tu dưỡng, bề ngoài của họ sẽ thoát lên khí chất đặc biệt từ nội tâm, sau này họ nhất định công thành danh toại. Bên cạnh đó, nếu biết một người có thành công hay không, chỉ cần nhìn vào trạng thái tinh thần của người đó là rõ. Nếu như một người mà mỗi lời nói ra đều là những lời chân thành từ tận đáy lòng, nói năng súc tích, gọn gàng, tư duy và suy nghĩ của họ cũng rất chặt chẽ và logic.
Phú quý xem tinh thần
Trong cuộc sống luôn có những người luôn chán nản và buồn phiền. Một người như thế luôn được mô tả là “mặt mày ủ rũ”. Những người này thường rất khó mà có được đại phú đại quý, khó mà gặp được may mắn hay thành công trong sự nghiệp. Ngược lại, người phú quý thường có tinh thần luôn phấn chấn sục sôi, tâm tình khoáng đạt cùng với cơ thể đầy đặn.
Bên cạnh đó, phú quý cát tường; phú quý không chỉ nằm ở tinh thần phấn chấn mà còn là sự chăm chỉ, nỗ lực cầu tiến và hoàn thiện bản thân. Một người mà luôn có chí tiến thủ, tinh thần sung mãn thì càng dễ làm nên sự nghiệp, có được may mắn, phú quý, sở hữu cuộc sống giàu sang.
Chủ kiến xem tay
Lòng bàn cũng là một trong những đặc điểm quan trọng để nhìn nhận một người. Theo đó, những người có đường chỉ tay trong lòng bàn tay rõ ràng, lòng bàn tay nông là những người tâm định. Trái lại, những người có đường chỉ tay nhạt và không trật tự, những người này thường có tâm rối rắm, không ổn định. Thực tế, cái gọi là “tâm định” ý chỉ chủ kiến của nội tâm. Những khi gặp chuyện hay lúc lâm nguy phải giữ được sự bình tĩnh, vững vàng, tâm không loạn.
Dù bạn có thuận tay trái hay tay phải đi chăng nữa, bàn tay và các ngón tay ở tay thuận đó đều ảnh hưởng ít nhiều đến phẩm chất cá nhân cùng công việc kinh doanh, sự nghiệp của bạn. Trong khi đó, các ngón tay ở tay còn lại sẽ thể hiện thái độ của những người thân bên cạnh bạn.
Nếu như ngón tay cái mạnh ở bàn tay thuận, điều này chứng tỏ bạn đang phấn đấu để đạt được thành công trong công việc. Trong khi đó, nếu như ngón tay trỏ mạnh, điều này tiết lộ bạn là người quan tâm đến quyền lực, cá tính mạnh và có sự khôn ngoan hơn người. Ngoài ra, ngón tay giữa lại mô tả về trách nhiệm, tài năng, sự tự tin, trưởng thành và sự khôn ngoan của bạn. Ngón áp út hay ngón đeo nhẫn thể hiện tính nghệ thuật và cách thể hiện bản thân. Trong khi đó, ngón tay út lại mô tả về kỹ năng giao tiếp của bạn.
Từ xưa, Tăng Quốc Phiên cũng đã khẳng định, muốn biết một người có chủ kiến hay không có thể nhìn vào ngón tay của những người này. Theo đó, những người có ngón tay dài, lòng bàn tay dày dặn hầu hết là những người tự tin, kiên định, biết toan tính trước sau. Chính vì thế, họ có thể dễ dàng làm nên sự nghiệp trong tương lai và có được thành công.
Phong ba xem bàn chân
Bàn chân là một bộ phận vô cùng quan trọng, không chỉ có tác dụng nâng đỡ cơ thể. Trong Nhân tướng học, bàn chân còn giúp dự đoán về tính cách, vận mệnh của mỗi người. Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn cả đời. Có người thuận lợi, sóng gió phong ba ít nhưng cũng có những người cuộc đời lại vô cùng trắc trở, liên tục gặp phải biến cố và trở ngại.
Đối với quan niệm của Tăng Quốc Phiên, muốn biết cuộc sống của một người có nhiều khó khăn, phong ba hay không, hãy chú ý xem vào bàn chân của họ. Cụ thể, những người có bàn chân thô và chắc khỏe, những người này sở hữu sức khỏe hơn người. Những người này thường khó mà có thể ngồi yên một chỗ nên cũng dễ tự tạo phong ba, bão táp cho mình.
Muốn xem quy củ, nhìn lời ăn tiếng nói
Thực tế, câu nói này không được coi là một trong những “thuật xem tướng”. Tuy nhiên, Tăng Quốc Phiên vẫn coi đây là một trong những cách quan trọng để dùng người và hiểu được lòng người.
Muốn xem một người sống quy củ hay không, tư duy rõ ràng mạch lạc hay không, chúng ta có thể xem cách biểu đạt ngôn ngữ của người đó. Nếu như họ ăn nói ngắn gọn và súc tích, nắm được đúng trọng tâm, người này là một người có tư duy, sống quy củ và có tổ chức. Ngược lại, nếu ăn nói rời rạc, dài dòng, không đúng trọng tâm, đây là biểu hiện của một người có tư duy hỗn loạn, sống không quy củ và không có tổ chức.