Ngày nay cuộc sống bận rộn, được quây quần bên người thân, họ hàng hay cùng nhau trò chuyện và dùng bữa sẽ là một điều vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, người xưa khuyên rằng: “Họ hàng thân thiết đến mấy cũng không ở cạnh quá lâu”. Lý do vì sao?
Lý do 1: Ở lâu ngày dễ xảy ra mâu thuẫn
Có một câu chuyện thực tế, ngày nọ, người anh họ của Tiểu Chí đến nhà anh chơi, có ý định ở lại đây mấy tháng. Mẹ của anh đã vui vẻ chào đón anh họ bằng một bữa tối nồng hậu đồng thời sắp xếp cho anh sống ở trên lầu. Tuy nhiên, sau đó gia đình anh mới biết, người anh họ này ở bên ngoài thiếu nợ bên ngoài rất nhiều tiền nên đang tìm chỗ để trốn nợ.
Một khi họ hàng thân thiết, họ sẽ không thể che giấu được khuyết điểm của bản thân cũng như hoàn cảnh gia đình. Nếu như lời qua tiếng lại thường xuyên, mối quan hệ này sẽ trở nên vô cùng căng thẳng. Thậm chí, có một số người lại muốn “đổi khách thành chủ”, hoàn toàn không coi bản thân là người ngoài, mà gây ra những tranh chấp không cần thiết.
Lý do 2: Do bất đồng về thói quen sinh hoạt
Một cư dân mạng chia sẻ, anh ta có một người anh họ đã đến Tân Cương làm ăn từ nhiều năm trước và ít khi trở về quê nhà. Năm ngoái, người anh này đã đưa gia đình về quê và ở nhờ nhà anh ít ngày. Gia đình anh đã lấy ra những bộ chăn ga gối đệm đẹp nhất để tiếp đãi khách. Tuy nhiên, người anh họ này không giám chợp mắt vì lo tiếng ngáy của mình sẽ khiến mọi người thức giấc. Sáng anh họ muốn dậy sớm tập thể dục nhưng người nhà đang ngủ nên lại làm mọi người thức giấc. Sinh hoạt đôi bên bị đảo lộn. Nếu ở cùng nhau lâu, họ chắc chắn còn bài xích lẫn nhau.
Lý do 3: Ở quá lâu sẽ khó lòng đáp ứng nhu cầu
Thông thường, khi có người thân ở lại nhà, bạn sẽ cần dọn thêm một đến hai món ăn phù hợp với khẩu vị và thói quen của khách. Nếu như 1 đến 2 ngày thì có thể chấp nhận được, nhưng nếu kéo dài 1 đến 2 tháng thì cuộc sống gia đình sẽ bị đảo lộn. Bởi nếu như này nào cũng cần phải cân nhắc, ăn gì, uống gì và xem gì hay cần nói chuyện gì và không nên nói gì thì sẽ khiến cuộc sống vô cùng mệt mỏi.
Lý do 4: Ở lâu dễ phát sinh so sánh, khiến mếch lòng
Ở đời này có cho có nhận và có so sánh. Một khi bạn đối tốt với người thân họ hàng này thì cũng cần phải làm điều tương tự với những người thân họ hàng khác. Nếu không giữa hai người đó sẽ nảy sinh ra tâm lý so sánh, hơn thua lẫn nhau. Trong các mối quan hệ giữa những con người với nhau, sự mất cân bằng về cảm xúc cộng với sự ghen tị, nghi ngờ và những cảm xúc tiêu cực khác khác là những điều khó tránh khỏi.
Họ hàng ở cùng lâu sẽ vô cùng phức tạp, vậy nên, đối với những người thân từ xa đến, tốt nhất bạn nên thu xếp cho họ đến ở tạm nhà nghỉ hoặc khách sạn gần đó. Đồng thời, bạn cũng nên nói chuyện rõ ràng cũng giải thích chi tiết về việc quyết toán chi phí, ăn uống ngủ nghỉ để đôi bên cùng thoải mái. Với những người họ hàng gặp khó khăn, bạn có thể giúp đỡ họ tìm kiếm việc làm và giúp họ tự lập thay vì phải phụ thuộc lâu dài vào bất kỳ ai đó. Chỉ khi như vậy, mối quan hệ thân thiết này mới có thể bền lâu.