1. Người thông minh
Những người thông minh, nghe một hiểu mười. Những cử chỉ giả tạo, không thật lòng thường rất khó để qua được mắt họ. Thay vào đó, bạn hãy cứ là chính mình, dùng kiến thức để trò chuyện, sẽ làm họ cảm thấy hứng thú và muốn kết giao. Bạn có thể nghiên cứu kỹ chủ đề muốn nói, hoặc tìm hiểu trước xem mối quan tâm của họ là gì.
Bên cạnh đó, khi giao tiếp bạn có thể khéo léo tán dương họ bằng sự chân thành. Hãy khen ngợi cách sống của họ, đi thằng vào trọng điểm, đừng lan man sẽ khiến đối phương nghĩ bạn nông cạn, khoa trương và nịnh hót.
2. Người có quyền lực
Với người có quyền lực, hãy đối đãi với tâm thế của người cửa dưới. Tuy nhiên bạn phải thế hiện được cái tôi của mình, đừng rụt rè và tỏ ra yếu thế. Trước tiên hãy quan sát họ, lắng nghe họ nói, đưa ra quan điểm đúng lúc. Hãy khiêm nhường và lễ phép. Tuy nhiên, nếu muốn nhận được sự tôn trọng, đừng a dua, xu nịnh, cậy nhờ, hay đòi hỏi bất cứ thứ gì từ đối phương.
3. Người nghèo khó
Với người nghèo, đừng nhìn họ bằng ánh mắt thương hại, hay tỏ thái độ ban ơn, vì sẽ chạm vào lòng tự ái của họ. Hãy chân thành, nhiệt tình, đừng hạ thấp họ mà đề cao mình, cũng như có thái độ đả kích dù họ làm nghề gì, điều kiện sống ra sao.
Với người nghèo, hãy kể về những lợi ích thiết thực, câu chuyện đời thường, nhưng người từng có xuất phát điểm giống họ, sẽ khiến họ cảm thấy thân thiết và tôn trọng bạn. Bên cạnh đó, bạn nên có thái độ bình đẳng, thẳng thắn, cởi mở, đừng nói những điều cao xa, triết lý, uyên thâm.
4. Người ngu dốt
Cuộc đời có người thông minh ắt sẽ có những người ngu dốt, bảo thủ. Khi đối đãi với họ, cần thẳng thắn, lập luận rõ ràng, để họ biết mình đã sai ở đâu. Tuy nhiên, không được có thái độ công kích, dè bỉu vì sẽ khiến họ tự ái.
“Nhân chi sơ, tính bản thiện.” Trí tuệ không quyết định được bản chất và tính cách của con người. Học không giỏi không đồng nghĩa là thứ bỏ đi. Vì vậy hãy dùng nhân nghĩa để cảm hóa, dùng kinh nghiệm sống để chỉ bảo cho họ.