Chỉ người khôn ngoan mới xử lý cơn tức giận của mình bằng những cách này

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân xưa đã dạy : “Lời giận trong lòng không nói ra cũng chẳng phải do khiếp sợ, mà là người biết suy trước nghĩ sau, tâm điềm ý đạm”. Chỉ những người không ngoan, hiểu chuyện mới xử lý cơn tức giận của mình bằng những cách này.

Cuộc sống áp lực khiến chúng ta đôi lúc sẽ rơi vào trạng thái cáu giận hay bực tứcvà khi đó ta thường ít khi suy nghĩ thấu đáo về những quyết định hay hành động tiếp theo của mình nên dễ mắc sai lầm, dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình

Có thể thấy rằng, không biết cách kiểm soát cơn nóng giận là nguyên nhân gây ra căng thẳng và các vấn đề với đồng nghiệp, họ hàng, bạn bè, xã hội và thậm chí là bản thân bạn.

Cổ nhân xưa đã dạy : “Lời giận trong lòng không nói ra cũng chẳng phải do khiếp sợ, mà là người biết suy trước nghĩ sau, tâm điềm ý đạm”. Chỉ những người không ngoan, hiểu chuyện mới xử lý cơn tức giận của mình bằng những cách này.

Hãy tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người sống trên đời thì không ai hoàn hảo cả và ai cũng có thể mắc sai lầm. Cho dù bạn có tức giận đến đâu để trách mắng nặng nề những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề gì.

Tốt hơn hết là thay vào việc phàn nàn, trách móc, đổ lỗi cho nhau là hãy cùng nhau ngồi xuống nói chuyện bình tĩnh, trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

147

Tự có trách nhiệm với mọi vấn đề

Bạn đã là một người trưởng thành vậy nên “ tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Hãy sống thật có trách nhiệm với mọi vấn đề. Đừng khi xảy ra bất cứ một vấn đề nào lại quy trách nhiệm cho người khác.

Nếu là một người hiểu chuyện thì bạn hãy suy nghĩ thấu đáo rằng mình cũng có một phần trách nhiệm trong đó. Hãy tập trung xử lý vấn đề thay vì việc ngồi bực tức đổ lỗi cho người khác. Như vậy bạn mới nhận được sự tín trọng từ những người xung quanh.

Bỏ qua muộn phiền đón nhận tình yêu từ những người xung quanh

Những lúc tức giận thay vì việc không muốn một ai đến gần và chạm vào mình thì bạn hãy giãn thần kinh của mình ra một chút và đón nhận chiếc hôn từ người yêu bạn, hay nhận một cốc nước mát từ người đồng nghiệp mà bạn vừa tranh luận cùng,…

69

Một điều gì đó đơn giản như một cái ôm có thể giúp bạn quản lý cơn giận hiệu quả vì hành động ôm sẽ làm tăng nồng độ oxytocin, một chất dẫn truyền thần kinh làm giảm căng thẳng và khó chịu. Nó sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn và có tâm lý thoải mái hơn bất kể tình hình khi đó như thế nào.

Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác... Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình.

Khi mất bình tĩnh hãy đứng cạnh một cái cây xanh, hít thở thật sâu và nhìn lên bầu trời quang đãng nhé. Nếu ở đó có giấy bút hãy viết ra những điều tốt đẹp mà bạn chợt nghĩ đến. Ví dụ đó là những câu chuyện ngốc nghếch mà con bạn hay kể cho bạn nghe hay những lời yêu thương từ người bạn đời của bạn,…

Học cách giải tỏa cảm xúc của bản thân

Khống chế cảm xúc của bản thân quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Người khôn ngoan, yêu bản thân sẽ tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn.

Hãy thường xuyên tâm sự, chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, thực sự muốn lắng nghe câu chuyện của bạn đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ...

20

Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.

Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.

Hay lúc nào đó hãy xách balo lên và đi đến một nơi không ai biết bạn là ai. Hãy tận hưởng không khí ở đó, tận hưởng cơn gió vuốt nhẹ chỏm mũi bạn, tận hưởng ánh nắng vàng nhuộm cả con đường. Hãy tận hưởng cả mùi hương nơi đó, mùi hương cỏ cây, mùi hương của những con người xa lạ.

Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai.

Bạn có thể học cách tự "viết ra" trong tâm trí của mình những cảm xúc... và "đọc" nó, nghĩa là "dõi theo" nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Trong cuộc sống bộn bề phức tạp này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và kiểm chế cảm xúc của mình.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link