Con 8 tuổi vẫn không thay chiếc răng nào, Bs mắng mẹ: Cứ ở nhà thì không có răng vĩnh viễn luôn

08:00, Thứ tư 28/04/2021

( PHUNUTODAY ) - Một bà mẹ có cậu con trai gần 8 tuổi nhưng vẫn không thay răng vĩnh viễn, khi cho con đi khám mới tá hỏa khi phát hiện ra sự thật.

Thông thường, một đứa trẻ sẽ bắt đầu thay răng vĩnh viễn ở độ tuổi 5-6, cũng có một số trẻ thay răng sớm hơn một chút. Khi trẻ bắt đầu thay răng vĩnh viễn, các mẹ cần lưu ý vệ sinh răng cho con đúng cách để giữ gìn răng cho con.

Tuy nhiên, mới đây trên mạng chia sẻ  câu chuyện một bé trai dù đã 7,5 tuổi nhưng mãi không thay răng, đến lúc gia đình đưa đi khám thì ngã ngửa khi nhìn ảnh chụp X-quang.

Cậu bé trong câu chuyện tên Yang Yang (ở Trung Quốc). Theo lời kể của bà Xu - bà của bé Yang Yang, cả nhà đã rất sốt ruột khi lên 6 tuổi mà cậu bé vẫn không thay cái răng sữa nào như các bạn cùng trang lứa. Thậm chí cho tới lúc gần 7,5 tuổi, những chiếc răng của cậu bé vẫn không có dấu hiệu lung lay, nên gia đình đã đưa cậu bé đến bệnh viện kiểm tra.

Qua hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ Sun Wei phát hiện ra rằng Yang Yang thực sự có vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên điều kỳ lạ là hiện cậu bé có đến 4 cái răng cửa ở chính giữa hàm trên, gồm 2 cái bên ngoài, 2 cái bên trong. Bác sĩ Sun cũng cho biết, 2 răng thừa không phải là răng vĩnh viễn mới mọc khiến cả gia đình vô cùng ngạc nhiên.

2

Vì sao hàm trên của cậu bé xuất hiện những chiếc răng thừa mà không phải là răng vĩnh viễn mới mọc?

Theo lời bác sĩ Sun thì trong quá trình lớn lên, một người sẽ lần lượt mọc 20 chiếc răng sữa và 28-32 chiếc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ có nhiều răng hơn là do những chiếc răng thừa phát triển trong xương ổ răng hàm trên và hàm dưới, thông thường tình trạng răng thừa ngầm hàm này là do bẩm sinh.

Bác sĩ Sun cũng cho biết, về các trường hợp mọc răng thừa ngầm hàm tương tự như cậu bé răng Yang Yang, thì thông thường chúng xuất hiện ở hàm trên phổ biến hơn hàm dưới và thường xuất hiện lẻ 1 cái. Vậy nên, mọc liền 1 lúc tới 2 cái răng thừa ngầm hàm như Yang Yang là rất hiếm xảy ra

Cũng vì những chiếc răng thừa này là nguyên nhân cản trở việc mọc răng cửa vĩnh viễn của của Yang Yang, nên bác sĩ Sun đã nhổ hai 2 chiếc răng thừa và hai chiếc răng sữa của cậu bé để quá trình thay và mọc răng vĩnh viễn của cậu bé diễn ra bình thường. Nếu răng thừa không được nhổ, răng vĩnh viễn sẽ không thể mọc được

Cách đây 2 năm, tại Việt Nam cũng có trường hợp 1 cậu bé có tên là Đỗ Nguyên P. (ở quận Long Biên, Hà Nội), dù đã 9 tuổi vẫn không thay răng sữa  do răng thừa mọc ngầm tương tự cậu bé Yang Yang. Trong khi đó, cha mẹ cậu bé P. lại chỉ nghĩ con mình bị chậm mọc răng vĩnh viễn, hoàn toàn không nghĩ đến lý do cản trở do mọc răng ngầm.

1

Biến chứng khi răng thừa mọc ngầm

Khi răng thừa mọc mà không phát hiện sớm để can thiệp thì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau:

- Có thể khiến trẻ bị sưng lợi, đau nhức, gây ảnh hưởng đến việc nhai và ăn uống của bé.

- Có thể gây nhiễm trùng chop và tiêu chân răng của những răng xung quanh.

- Có thể gây u, nang trong xương hàm của trẻ

- Có thể gây lung lay và xô lệch răng.

- Xương hàm có thể bị tiêu hủy tại vị trí mất răng, gây mất thẩm mỹ, lâu ngày có thể khiến khuôn mặt trẻ bị biến dạng, già nua so với tuổi.

- Có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ, thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

Làm cách nào để xác định bé có răng mọc ngầm?

Thông thường, sẽ rất khó để phát hiện ra những chiếc răng thừa bằng mắt thường mà phải chụp X-quang và đi khám nha khoa mới kết luận được.

Với trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, cha mẹ cần đưa con đi khám theo các mốc sau:

 Bắt đầu từ giai đoạn mọc răng sữa (6 tháng – 1 tuổi): Nhằm giúp các bác sĩ kịp thời phát hiện những nguy cơ gây bệnh răng miệng ở trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời.

- Trẻ cần được khám răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phòng nguy cơ bệnh răng miệng mà không biết.

Qua những câu chuyện kể trên, để tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc chậm và mọc lệch, bác sĩ khuyến cáo như sau:

- Khi con bắt đầu tập ăn, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhuyễn

- Nên cho trẻ ăn thêm các loại ngũ cốc thô hoặc thức ăn cứng như rau, các loại hạt...

- Tăng độ thô thức ăn theo từng giai đoạn: Điều này giúp đảm bảo đủ tác nhân kích thích xương hàm, thúc đẩy quá trình rụng răng của bé diễn ra đúng độ tuổi, đồng thồi tránh việc trẻ quá tuổi mà răng không chịu rụng.

- Với trường hợp trẻ có răng thừa cần được phát hiện và nhổ bỏ kịp thời để không ảnh hưởng đến thứ tự và vị trí mọc răng, từ đó khiến cho răng mọc lung tung, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng sau này.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo
Từ khóa: