Thông thường, khi trẻ từ 24 đến 30 tháng tuổi sẽ đang trong quá trình hoàn thiện hệ răng của trẻ và đến lúc này trẻ sẽ có khoảng 20 chiếc răng. Và cũng trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ tiếp tục mọc thêm hai răng hàm thứ hai hàm trên.
Dưới đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp cho các mẹ hiểu hơn về sự mọc răng ở trẻ nhỏ:
Những điều mẹ cần biết trẻ mọc răng?
Thời điểm bào trẻ bắt đầu mọc răng?
Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6 đến 7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé vào tuổi 2-3. Đến thời điểm này, tất cả 20 chiếc “răng sữa” của bé sẽ đều xuất hiện. Song vẫn có những trường hợp bé sinh ra đã có răng và nhiều trường hợp khác 6-7 tháng tuổi vẫn chưa có chiếc răng nào, dân gian gọi là răng mọc “chậm”.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Má ửng hồng
- Bé đưa cả nắm đấm tay vào miệng
- Chảy dãi
- Hay cắn
- Đi tướt (do một loại enzym được phóng thích trong quá trình bé mọc răng cùng với việc bé nuốt quá nhiều nước miếng).
- Bé ngủ không ngon, hay tỉnh giữa giấc
Các nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng
1.Bé bị thiếu canxi
Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân là do người mẹ ăn uống kiêng kem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).
2. Bé bị còi xương
Tình trạng này có liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D ở bé. Thức ăn và ánh nắng mặt trời là 2 nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể.
Trong đó, các loại thịt, cá, trứng, sữa thường dồi dào vitamin D hơn các loại rau, củ. Người mẹ cũng nên lưu ý rằng vì vitamin D là loại vitamin có khả năng tan trong dầu nên nếu chế độ ăn của bé không đủ chất béo thì vitamin D cũng khó hấp thụ. Các triệu chứng còi xương khác ở bé như thường xuyên quấy khóc khi ngủ; bé đổ mồ hôi trộm; lồng ngực lép, thóp rộng…. Để tránh nguy cơ bé chậm mọc răng do còi xương, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
+ Trong giai đoạn có thai và cho con bú, người mẹ nên ăn uống đa dạng và đủ chất. Tuyệt đối không nên ăn kiêng.
+ Bạn có thể bắt đầu cho bé một tháng tuổi tắm nắng. Mỗi ngày khoảng 15-20 phút trước 9h sáng. Nên duy trì hoạt động tắm nắng cho bé liên tục hàng ngày.
+ Nên chú ý cung cấp đầy đủ chất đạm và chất béo trong quá trình ăn dặm của bé. Bạn nên nêm thêm dầu ăn trong bát bột (hoặc cháo) cho bé.
3. Bé bị suy dinh dưỡng
Nếu trong vòng vài tháng liên tục bé không tăng cân, có khả năng bé bị suy dinh dưỡng. Thực đơn cho bé ăn dặm nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé thay vì ép bé ăn. Có thể tăng khẩu phần ăn cho bé nhưng nên từ từ. Mỗi tuần, bạn cho bé ăn nhiều hơn một chút.
4. Để tránh nguy cơ bé chậm mọc răng do suy dinh dưỡng, bạn nên chú ý một số điểm sau.
+ Lượng sữa cần thiết cho bé là khoảng 500-800ml mỗi ngày. Bạn cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phômai.
+ Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi: Bạn có thể ép lấy nước cho bé uống hoặc xay cả bã và cho bé dùng.
+ Ngủ đủ giấc và khuyến khích bé vận động cũng là biện pháp kích thích bé ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng.
+ Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu, tránh ăn vặt.
Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích được nhiều cho các mẹ nhé!