Trong lịch sử Trung Quốc, câu chuyện về các cung nữ nhà Thanh sau khi rời hậu cung luôn là một trong những bi kịch rất đáng thương. Hầu hết khi rời cung, họ lại rất khó kết hôn. Nguyên nhân hóa ra chỉ vì 'căn bệnh nghề nghiệp' này.
Cung nữ trong cung đình nhà Thanh chịu nhiều quy định nghiêm ngặt
Khác với các triều đại trước, các cung nữ dưới thời nhà Thanh có thể rời khỏi cung sau một thời gian phục vụ nhất định, thường là sau khoảng 10 năm phục vụ. Tuy nhiên, khi đó, độ tuổi của những cung nữ này thường vào khoảng 20-25. Điều đó khiến họ bị coi là "gái ế" theo quan niệm ở thời bấy giờ.
Bên cạnh đó, cung nữ nhà Thanh cần phải tuân thủ những quy tắc khắt khe. Nếu được chọn, họ vào cung khi tuổi từ 13 đến 16 và phải phục vụ đủ thời hạn quy định. Trong trường hợp họ được các phi tần hay hoàng hậu để mắt và cất nhắc cho lên chức làm người hướng dẫn các cung nữ mới, họ sẽ ở lại hoàng cung suốt đời. Chắc chắn khi đó, họ không còn cơ hội ra ngoài và kết hôn.
Áp lực và các hệ lụy từ "căn bệnh nghề nghiệp"
Công việc của các cung nữ tưởng như chỉ là để hầu hạ, nhưng thực chất lại đầy áp lực và quá nhiều thử thách. Họ phẩn tuân theo những quy định trong cung đình rất khắt khe. Đơn cử như họ không được phép ngủ ngửa mà bắt buộc phải nằm nghiêng. Họ phải luôn sẵn sàng thức dậy khi có lệnh, và nhiều khi sẽ phải đứng cạnh chủ tử suốt đêm mà không hề được chợp mắt. Sự mệt mỏi kéo dài sẽ khiến nhiều cung nữ mắc phải chứng "huyết ứ" với triệu chứng tứ chi mệt mỏi, sắc mặt rất nhợt nhạt, và suy giảm sức khỏe.
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp về thể chất, công việc căng thẳng cùng với lối sống bị gò bó còn khiến nhiều cung nữ gặp phải một số vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn thần kinh. Thậm chí, một số người trong số họ còn rơi vào tình trạng tinh thần bất ổn, trở thành những "người mất trí". Thể trạng yếu và những căn bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách cũng khiến một số cung nữ mất khả năng sinh sản. Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho họ khó tìm được chồng sau khi xuất cung.
Khó khăn để hòa nhập cuộc sống thường dân
Dù được phép rời cung và kết hôn, nhưng rất nhiều cung nữ gặp phải sự kỳ thị từ xã hội. Vào thời phong kiến, một phụ nữ không thể sinh con sẽ bị coi là "không trọn vẹn", khiến đàn ông thời đó e ngại chắc chắn muốn từ chối cưới họ làm vợ. Bên cạnh đó, các cung nữ, sau nhiều năm sống ở trong môi trường cung đình khép kín và đầy quy tắc, họ khó lòng thích nghi với cuộc sống tự do bên ngoài. Họ trở nên lạc lõng, thậm chí bị xã hội xa lánh, một số đến cả gia đình cũng không chào đón.
Trong tuyệt vọng, một số cung nữ sau khi rời cung chọn cách sống buông thả hoặc rơi vào con đường lầm lạc. Một số tìm đến các thanh lâu, kỹ viện để kiếm sống. Số phận của họ đa phần thường kết thúc trong cảnh nghèo khổ, cô đơn, không người thân thích.
Bi kịch của các cung nữ ở thời nhà Thanh chính là hệ quả từ những quy định hà khắc và cách nhìn nhận của xã hội phong kiến bấy giờ. Dù phục vụ hoàng gia và đã hy sinh tuổi trẻ trong cung cấm, họ vẫn phải đối mặt với một tương lai cực kỳ mờ mịt khi rời cung.