Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp có được không, có bị quở trách không?

18:09, Thứ bảy 27/01/2024

( PHUNUTODAY ) - Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc bởi có mong muốn cúng tiễn Táo quân sớm với thời gian phù hợp.

Tết ông Công, ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Theo quan niệm của người Việt, đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng cuộc sống của mọi người trong gia đình một năm qua. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình cúng tiễn Táo quân rất sớm, thậm chí trước mấy ngày, điều này có nên không?

Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?

cung-ong-cong-ong-tao-1

Theo những ghi chép còn lưu, ba vị thần Táo có vị trí rất quan trọng, họ có quyền định đoạt mọi sự cát hung, phúc đức cho gia đình mà mình cai quản. Chính vì thế, để mong cầu Thần bếp báo cáo những lời hay, ý đẹp với Ngọc Hoàng thì hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị lễ cúng Táo quân long trọng để tiễn ông Táo về trời.

Ngày nay, do những yếu tố khách quan như công việc, học tập nên không phải nhà nào cũng có thể cúng Táo quân đúng ngày mà thường sẽ cúng trước. Vậy cúng Táo quân trước ngày 23 có được không?

Các chuyên gia cho rằng, tùy vào điều kiện thời gian của mỗi gia đình mà lựa chọn ngày, giờ cúng là khác nhau chứ không nhất thiết phải đúng vào ngày 23 tháng Chạp. Các gia đình hoàn toàn có thể cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 - 2 ngày và không nên cúng muộn hơn 23h ngày 23 tháng Chạp. Bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Trường hợp Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng sau ngày 23 cũng không nên cúng quá sớm.

Lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản, đầy đủ nhất

+ Lễ vật

Trước khi làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thì gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau:- 3 mũ Táo quân: 2 mũ của hai Táo ông và 1 mũ của Táo bà. Trong đó, mũ dành cho các Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà thì không có cánh chuồn.

- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện để Táo quân cưỡi về chầu trời.

Tuy nhiên, mỗi vùng miền, mỗi gia đình lại có cách thờ cúng riêng. Ở miền Bắc, các gia đình thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, sau đó sẽ “phóng sinh” ra ao, hồ. Với miền Trung thì người ta cúng 1 con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

cung-ong-cong-ong-tao-7

+ Mâm cỗ cúng

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không nhất thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món vàng mã đắt tiền mà quan trọng nhất là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình và văn hóa mỗi địa phương, các gia đình có thể làm mâm lễ mặn hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo truyền thống thường bao gồm các món cơ bản sau:

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)

- 1 bát canh

- 1 đĩa xào

- 1 đĩa giò

- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)

- 1 đĩa xôi gấc

- 1 đĩa hoa quả

- 1 ấm trà sen

- 3 chén rượu

- Quả cau, lá trầu

- 1 lọ hoa

- 1 tập giấy tiền, vàng mã

Hiện nay, nhiều gia đình đã chủ động thay đổi các món trong mâm cỗ sao cho phù hợp với thời tiết hoặc khả năng chuẩn bị.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm