Hai số phận bất hạnh vì căn bệnh quái ác
Ngôi nhà cấp bốn xập xệ của hai mẹ con chị Nguyễn Thị Minh Tâm nằm lọt thản dưới chân đồi cạnh quốc lộ 15a (thuộc xóm 15, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Những người dân địa phương cho biết, dù sắp bước sang tuổi ngũ tuần, trong mình lại mang bệnh nặng nhưng hàng ngày chị Tâm phải thức dậy từ 3h sáng, còng lưng đi nạo mủ cao su để lo từng bữa cơm cho đứa con trai tật nguyền.
Vừa vào đến sân nhà chị Tâm, chúng tôi thấy một cậu bé chừng 15 – 16 tuổi, da ngăm đen, thân hình gầy nhẳng, Đặc biệt là con mắt bên phải của em xuất hiện một cục u lớn ra che hết con ngươi và kéo cả phần má bên phải trĩu xuống. Thấy người lạ, cậu bé thoáng ngạc nhiên rồi chạy vào nhà gọi mẹ. Chị Tâm xuất hiện trước mặt chúng tôi với khuôn mặt gầy gò khắc khổ, làn da đầy những vết nhăn, già nua như một bà lão 60 tuổi.
Chị Tâm cho biết mình sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là nông dân. Khi còn nhỏ, chị là một bé gái kháu khỉnh, xinh xắn và bụ bẫm như bao đứa trẻ bình thường khác. Nhưng đến năm 18 tuổi thì cơ thể chị tự nhiên nóng như có kiến bò trong người và toàn thân nổi những mụn nước ngứa ngáy rất khó chịu. Trong người hừng hực thường trực, cảm giác đau đớn vô cùng.
Gia đình đưa chị đến bệnh viện huyện khám và uóng thuốc. Qua vài lần điều trị, chị thấy trong người đỡ nóng rát nhưng những nốt mụn nước vẫn xuất hiện ngày càng nhiều. Bao nhiêu tiền của mà bố mẹ chị tích góp được đều lần lượt “đội nón ra đi”, ngay cả mấy sào ruộng bố mẹ chị cũng đành “hi sinh” bán nốt để lấy tiền điều trị cho chị. Oái oăm thay dù đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình của chị Tâm vẫn không hề thuyên giảm.
Về sau, cảm giác đau đớn không còn nhưng thân thể chị Tâm được thay thế bằng một lớp da cóc xù xì đáng sợ. Các bác sĩ nói chị u xơ thần kinh di truyền. Căn bệnh này biến chứng rất hiếm gặp và rất khó chữa trị. Không còn cách nào khác, chị mặc cho bệnh tật hành hạ và chấp nhận sống chung với nó.
Cuộc sống tủi cực của hai mẹ con mang thân hình quỷ (Ảnh minh hoạ). |
Từ một cô gái trắng trẻo xinh đẹp được nhiều chàng trai theo đuổi, bỗng nhiên chị bị họ xa lánh. Chị cũng thay tính đổi nết hay e ngại, không còn đủ can đảm để quen bất kì chàng trai nào. Chị bỏ nhà vào làm công nhân cho một nông trường cao su trong xã và quyết định đóng cửa trái tim. Kể từ đó, chị chỉ biết sáng sớm tinh mơ khi gà chưa gáy là xách tải đi cạo mủ cao su, buổi chiều thì đi cắt cỏ tỉa cành, quanh năm lầm lũi lao động trong rừng để quên đi cuộc sống bệnh tật. Cuộc sống lủi thủi trong nông trường cao su kéo dài suốt nhiều năm liền, cho đến một ngày có một người đàn ông làm cùng nông trường tỏ ra quan tâm chăm sóc chị. Anh luôn giúp đỡ chị những lúc đau ốm, động viên chị vượt qua khó khăn bệnh tật và yêu thương chị hết mực. Tình yêu đó của anh khiến chị cảm động. Cả hai sống với nhau như vợ chồng dù không có đám cưới nào diễn ra.
Sống với nhau được 3 năm trong nông trường cao su, đến năm 1998 cháu Nguyễn Thanh Lương ra đời. Ngặt nghèo ở chỗ bé Lương cũng mang trên mình căn bệnh di truyền của mẹ. Một bên mắt của Lương lồi ra ngoài. Do sợ hãi, “chồng” của chị Tâm đã bỏ đi biệt tích, để lại chị một mình nuôi con tủi cực, dè bỉu của xã hội.
Em Lương sinh ra không có bố nên bị bạn bè chọc là “con hoang”. Bên mắt tật nguyền của em cũng bị bạn bè trêu đùa ác ý. Dù được mẹ cho ăn học đầy đủ nhưng đến lớp 6 thì Lương phải bỏ học giữa chừng về nhà theo mẹ lên rẫy lấy mủ cao su, vì không chịu được áp lực từ những trò đùa và lời nói cay độc của đám bạn. Thấy con bị bạn bè xa lánh, chị Tâm ngoài vai trò của một người mẹ, chị còn là bạn tri kỉ của con trai, vỗ về, động viên an ủi những lúc con tủi thân.
Nói về đứa con tội nghiệp của mình, chị Tâm nghẹn ngào: “Để chữa bệnh cho cháu, dù khó khăn cực khổ đến mấy tôi cũng cố, nhưng đưa ra Hà Nội mổ hai lần rồi mà không khỏi. Bằng tuổi cháu, chúng bạn được học hành đàng hoàng, còn côn tôi thì phải bỏ dở giữa chừng. Càng nghĩ càng thấy thương con!”.
Từng nghĩ đến cái chết để thoát cảnh khổ
Sức khoẻ của chị Tâm ngày một yếu nhưng chị vẫn phải cố gắng vật lộn với cuộc sống, bệnh tật, để kiếm tiền mưu sinh. Chị chia sẻ: “Cuộc đời của tôi đã nếm quá nhiều đắng cay tủi hờn. Người đàn ông vô tâm ấy đã bỏ mẹ con chúng tôi mà đi. Tôi đã phải sớm khuya nhọc nhằn không nề hà bất cứ việc gì để kiếm tiền nuôi con. Nhiều lúc tôi cũng muốn tìm đến cái chết để giải toả, nhưng vì thương con nên lại tự trấn an mình, rồi làm việc quần quật suốt ngày, chắt bóp từng đồng một. Nó thường tâm sự với tôi: “mẹ cố sống với con, mẹ mất rồi con biết ở với ai!” tôi nói với nó: “Con hãy cố gắng lên, bệnh mẹ không biết thế nào, mẹ sống với con chừng nào hay chừng đó”. Tôi phải nói thế để lỡ tôi có bề gì thì nó đỡ hụt hẫng”.
Biết hoàn cảnh của chị, địa phương cũng đã tạo điều kiện giúp đỡ nhưng tất cả sự giúp đỡ vẫn chẳng khác gì muối bỏ bể. Ông Đặng Đức Minh, Chủ tịch UBND xã Hà Linh cho biết: “Gia đình chị Tâm là một trong những hoàn cảnh khó khăn trong xã. Khi có các chương trình dành cho người n ghèo, neo đơn, tàn tật chúng tôi đều trợ cấp cho hộ của chị. Còn thỉnh thoảng xã vẫn trợ cấp gạo, Tết thì có đền nhà chị tặng quà. Nhưng thực tế là số tiền, quà đó cũng chẳng thấm vào đau so với tiền thuốc thang của cháu Lương và chị. Một mình chị ấy bươn chải lo hcho cuộc sống đã khó, lại còn kiếm thêm tiền thuốc men thì kham sao nổi”.
Chị Nguyễn Thị Thanh, một người hàng xóm của chị Tâm cho hay: “Nhìn bộ dạng chị Tâm như thế, mọi người sợ bệnh lây truyền nên ngại giao tiếp với chị ấy. Thế nhưng biết hoàn cảnh chị Tâm khó khăn, mỗi khi hay tin chị hay cháu Lương phải đi viện khám, điều trị bệnh là dân làng lại chung tay giúp đỡ, mỗi nhà cho dăm ba chục để giúp chị suất cơm, bát cháo hoặc ít tiền thuốc men, viện phí”.
Mẹ ruột, bố hờ tra tấn con 3 tuổi đến chết gây rúng động Người mẹ ruột cùng gã tình nhân trẻ nhẫn tâm tra tấn cậu bé 3 tuổi đến chết rồi thản nhiên quan hệ tình dục. |