Ngay từ xưa, các cụ ta đã vô cùng chú ý tới sức khỏe. Bởi lẽ ngày xưa, y học chưa phát triển, con người đôi khi phải dựa vào những kinh nghiệm sống để đoán biết về sức khỏe và bệnh tật. Bởi thế mới có câu thế này: "Lưng mỏng một tấc, thọ hơn mười năm", ý nghĩa mà các cụ muốn gửi gắm thực sự là gì?
Y học cổ truyền cho biết, lưng vốn thuộc dương còn bụng thuộc âm. Trong khi đó, dương khí chính là nền tảng của sự sống, dưỡng dương đồng nghĩa với việc nuôi dưỡng sự sống.
Nguyên nhân bởi, các kinh mạch dương đều phân bố ở trên lưng, cột sống giống như xương rồng và là đầu mối vận hành hành chính của cơ thể. Bộ phận này có tác dụng điều hòa hoạt động của những cơ quan nội tạng. Nếu như dạ dày không tốt, dương khí nạp vào cơ thể không đủ sẽ dẫn đến tình trạng ốm yếu, bệnh tật.
Lý luận y học hiện đại cho thấy, cột sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động trong cuộc sống của con người. Nhờ có cột sống, cơ thể của chính ta mới có thể vận động một cách linh hoạt. Không những thế, cột sống còn có tác dụng bảo vệ tủy sống và là trụ cột vô cùng vững chắc cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu cột sống không tốt, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tư thế của mỗi người đi bị khom lưng, vẹo cột sống… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình.
Một khi cột sống bị vẹo, cơ thể cũng rất dễ bị mất thăng bằng, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng; thậm chí còn có thể gây ra tàn phế và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Vậy, tại sao nói “Lưng mỏng một tấc, thọ hơn mười năm”?
Trên lưng có rất nhiều các loại dây thần kinh. Những dây thần kinh này được kết nối với những cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nếu trên lưng có quá nhiều mỡ, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, khiến cột sống bị biến dạng. Đáng chú ý, mỡ sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông máu, không có lợi cho sự vận hành của khí và huyết, khiến cơ thể theo thời gian sẽ bị sinh bệnh.
Đáng chú ý, vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến tính khí, việc lệch vị trí của các đốt sống sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng của các vị trí khác. Khi dây thần kinh lưng bị co kéo vì ảnh hưởng từ cột sống bị vẹo, điều này sẽ không có lợi cho sức khỏe của những cơ quan nội tạng. Được biết, có đến 80% những bệnh mãn tính có liên quan đến biến dạng cột sống. Từ 20 tuổi trở đi, các đĩa đệm ở lưng cũng bắt đầu bị thoái hóa.
Có thể thấy rằng, lưng chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ sức lực của phần trên cơ thể con người. Dù có làm bất kỳ động tác nào đi chăng nữa cũng cần phải có sự hỗ trợ của lưng. Có thể nói, sức khỏe của lưng thực sự mang tính quyết định sức khỏe thể chất cùng với tuổi thọ của con người. Người xưa cũng quan niệm, khi phơi nắng không cần phải phơi cả người, chỉ cần tắm nắng ở phần lưng là được.
Mát xa phần lưng như thế nào?
Việc mát xa có thể kích thích những dây thần kinh ở lưng, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các cơ quan nội tạng, đồng thời giúp lưng có thể tỏa nhiệt, tránh tích mỡ và giảm được gánh nặng. Rất đơn giản, chỉ cần nằm xuống giường, sau đó thả lỏng toàn bộ cơ thể. Để người mát xa lưng bắt đầu từ phần xương cụt, cách cột sống khoảng 2cm. Khi mát xa không nên dùng lực quá mạnh mà chỉ cần véo da và nâng người lên là được, cứ thế lặp đi lặp lại khoảng 5 lần.
Sau khi đã nằm xoa bóp nóng từ trên xuống dưới lưng, hãy xoa bóp với lực nhẹ và không quá mạnh, chủ yếu sao cho thoải mái và xoa bóp làm sao cho đến khi da hơn ửng đỏ. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần 20 phút vào buổi sáng và buổi tối.
Việc tắm nắng một cách thường xuyên sẽ giúp bổ sung dương khí và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Những người trung niên và người cao tuổi có thể tắm nắng để bổ sung canxi và vitamin D, từ đó phòng chống loãng xương, thấp khớp cũng như giải lạnh và giúp tiêu hóa tốt. Đặc biệt vào mùa hè thời tiết oi bức, mọi người nên tắm nắng vào lúc 9h sáng trong khoảng 15 phút. Khi tắm nắng, cần bảo vệ các bộ phận khác của cơ thể khỏi tình trạng cháy nắng. Nếu như sức khỏe tốt, mỗi người có thể phơi nắng khi tập thể dục, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp.
Để xác định bản thân có bị vẹo cột sống hay không, mọi người có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
Phương pháp thứ nhất: Đứng thả lỏng người nhưng không uể oải, đặt hai bàn chân song song ở cạnh nhau, hai cánh tay đan vào nhau ở phía trước cơ thể. Tiếp đến, từ từ uốn cong lưng về phía trước và để người khác quan sát xem phần lưng của bạn có bị cong vẹo hay không, cân xứng hay không. Nếu có điểm bất thường, chứng tỏ bạn đã bị cong vẹo cột sống.
Phương pháp thứ hai: Đứng thẳng, hai chân đan vào nhau còn hai tay duỗi thẳng. Sau đó, để người khác xem vai của bạn có không đồng đều hay không, những điểm cao nhất của các ngón tay có ngang bằng với nhau hay không, cột sống có thẳng hay không. Nếu như bị vẹo cột sống, các cơ ở 2 bên eo sẽ bị chèn ép, sau đó xuất hiện nhiều nếp gấp, khi đi bộ lâu cũng có dấu hiệu bị khập khiễng.
Phương pháp thứ 3: Phương pháp này sẽ chuẩn xác nhất, đó là đến bệnh viện khám và chụp X-quang cột sống. Để bác sĩ chuyên môn tiến hành xét nghiệm, nếu thấy bản thân thường xuyên bị đau thắt lưng, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra, phòng tránh bệnh gai cột sống thắt lưng.