Muốn bên ai đó trọn đời thì phải tìm hiểu thật kỹ về đối phương trước khi kết hôn. Cách tốt nhất để hiểu một người đó là nhìn vào chính hoàn cảnh gia đình của người đó. Cái gọi là môi trường gia đình ở đây không chỉ nói tới điều kiện kinh tế gia đình hai bên mà còn bao gồm cả lối sống, cách suy nghĩ do gia đình mang đến.
Cưới đúng người là cả đời hạnh phúc, còn cưới nhầm người thì những gì đang chờ đợi bạn ở phía trước sẽ là cả đống rắc rối, phiền toái và không vui.
Kết hôn phải xem hoàn cảnh gia đình
Khi nói đến hôn nhân, chúng ta sẽ thường nghe 4 từ ''môn đăng hộ đối''. Một số người cho rằng câu nói này quá viễn vông, thậm chí thực dụng. Vì Lọ Lem cũng có thể kết hôn với hoàng tử, tiểu thư nhà giàu cũng có thể phải lòng thư sinh nghèo, vậy thì nền tảng gia đình có thực sự quan trọng đối với hai người đến thế không?
Nhưng bạn cần hiểu yêu nhau thì dễ vì ngũ quan, hợp nhau thì khó vì tam quan.
Ngẫm lại sẽ thấy truyện cổ tích hoàn toàn không thể kể tiếp chuyện sau khi lấy được hoàng tử thì cuộc sống của nàng Lọ Lem như thế nào. Chẳng ai biết thiên kim thiểu thư lấy thư sinh nghèo thì có cuộc sống có hạnh phúc hay không?
Môn đăng hộ đối trong ấn tượng của tôi bao gồm trình độ học vấn của bản thân, nền tảng văn hóa... Nền tảng gia đình khác nhau, tầng lớp khác nhau, vòng kết nối xã hội khác sẽ khiến chủ đề có thể giao tiếp giữa hai cá nhân sau khi kết hôn càng ngày càng ít đi. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc các cặp đôi càng ngày càng xa cách hơn.
Ngoài năng lực yêu đương thì môi trường gia đình còn góp phần mang lại cho một người những thứ như điều kiện kinh tế, sự giáo dục, mắt thẩm mỹ, sở thích...Nếu hai người sở hữu quan niệm sống quá khác nhau thì dù yêu nhau đến mấy, cuối cùng cả hai sẽ phát sinh ra những khoảng cách và vết nứt lớn.
Bạn muốn cuộc sống lãng mạn một chút, có đầu tư một chút nhưng người ấy lại cho rằng đó hoàn toàn là lãng phí...
Hai người khác biệt về quan điểm sống, phong cách sống sẽ khiến việc chung sống trở nên mệt mỏi. Bạn không thể thay đổi được nhận thức của người ấy và người cũng sẽ không hiểu được suy nghĩ của bạn.
Hạnh phúc của hôn nhân là thấu hiểu và bao dung
Trong một cuộc hôn nhân không chỉ có tình yêu hay sự lãng mạn mà nhiều hơn thế là những vấn đề đến chuyện cơm áo gạo tiền. Muốn cả hai nhìn rõ nhau, thấu hiểu nhau từ chính những điều tầm thường vụn vặt mà không ghét bỏ nhau thì phải chọn người có giá trị tương thân.
Bằng chính cách này thì ý kiến của hai bạn về việc quy hoạch gia đình hay lộ trình cuộc sống sẽ không khác nhau quá nhiều. Thế nên trước khi kết hôn với một người, hãy xem gia thế của đối phương.
Điều này không có nghĩa là đo lường năng lực kinh tế của đối phương, cũng không phải nghiêm trọng hóa vấn đề môn đăng hộ đối. Mà chỉ là để bạn xác nhận xem gia đình người ấy liệu có thể "phú" cho người ấy năng lực yêu thương, quan tâm người khác hay không và các giá trị quan người ấy sở hữu liệu có thể giúp hai bạn đồng hành cùng nhau lâu dài hay không.
Hôn nhân chính là một ván cờ, vợ chồng càng gần gũi thì ván cờ càng kéo dài. Kết hôn thì như một buổi biểu diễn, trước khi kết hôn phải tập dượt thật kỹ, xem hoàn cảnh gia đình, tìm người đồng hành.