Danh sách 40 chợ đang mở cửa ở TP.HCM

( PHUNUTODAY ) - Danh sách các chợ bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố gồm 40 chợ (đã bao gồm chợ mở cửa trở lại) được cập nhật đến ngày 19/7.

Sở Công Thương TP.HCM vừa công bố danh sách 40 các chợ truyền thống theo các hạng đang hoạt động ở các quận, huyện và TP Thủ Đức (đã bao gồm chợ mở cửa trở lại) được cập nhật đến ngày 19/7.

Chợ Phú Thọ được mở lại sạp rau củ quả đầu tiên. Ảnh: Quỳnh Trần.

Chợ Phú Thọ được mở lại sạp rau củ quả đầu tiên. Ảnh: Quỳnh Trần.

Theo đó, có 9 quận tại TP.HCM không còn chợ nào hoạt động là quận 1, 3, 4, 6, 7, 8, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú và 2 huyện Hóc Môn, Nhà Bè. Còn lại các quận, huyện đều có chợ hoạt động.

Ngoài ra, tất cả các quận, huyện, thành phố đều có số lượng siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang hoạt động khá nhiều và phân bố rộng khắp.

Bên cạnh đó, tại TP.HCM đã có 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, thành phố còn có 388 điểm bán hàng bình ổn lưu động được phân bổ khắp các quận, huyện, TP Thủ Đức.

d22646af3dedd4b38dfc

Sở Công Thương TP.HCM cho biết về việc mở cửa của các chợ truyền thống trên địa bàn, hiện thành phố đã có chủ trương theo đó, để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa thực phẩm thiết yếu cho nhân dân được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Hôm nay (19/7) các quận, huyện đã tổ chức mở cửa hoạt động trở lại chợ An Đông - quận 5, chợ Kiến Thành - quận Bình Tân.

Các quận, huyện đang xây dựng phương án và sẽ sớm tiếp tục tổ chức mở lại thêm nhiều chợ trên địa bàn. Các chợ khác khi đủ điều kiện các quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ thực hiện các bước và công bố thông tin cho người dân.

Dự kiến, trong tuần này, chợ Xã Tây (Quận 5), chợ Phú Định, chợ Minh Phụng (Quận 6), chợ Nhật Tảo (Quận 10), chợ Bà Lát, chợ Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh), chợ Hóc Môn (huyện Hóc Môn), chợ Cầu Kinh, chợ Ấp 3 (huyện Nhà Bè)… sẽ mở cửa hoạt động trở lại.

Tại Hà Nội, từ chiều tối hôm qua (18/7), tại một số siêu thị ghi nhận tình trạng mua sắm đông sau khi thành phố thông báo việc sẽ yêu cầu người dân không tụ tập quá 5 người. Sức mua của người dân vẫn tiếp tục tăng cho đến sáng nay 19/7.

Tuy nhiên, Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong điều kiện sức mua tăng nóng vài ngày thì nguồn hàng vẫn dồi dào. Hà Nội đã đảm bảo dự trữ 17 nhóm hàng thiết yếu.

Bà Lan cho biết, doanh nghiệp phân phối đang kích hoạt phương án dự trữ hàng hoá ở mức cao nhất, hàng đủ trong 3 tháng và gấp 3 lần so với bình thường.

Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kịch bản 3 cấp độ theo các mức độ lây lan của dịch để phục vụ tại các khu vực cách ly, phong tỏa theo các cấp độ.

Cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên tổng trị giá lượng hàng hóa gần 314 tỷ đồng. Cấp độ 2 từ 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc, tổng trị giá lượng hàng hóa hơn 1.048 tỷ đồng. Và cấp độ 3, tổng giá trị hàng hoá gần 5.400 tỷ nếu thành phố có 3.000 - 30.000 ca nhiễm Covid-19.

Đơn vị này khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp "địa chỉ" cung ứng hàng cho các doanh nghiệp phân phối kết nối nguồn cung, tăng lượng hàng phục vụ nhu cầu người dân. Sở này cũng sẵn sàng trưng dụng gần 240 xe của các quận, huyện cùng nhà cung cấp đưa hàng tới các điểm bán.

Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối, tránh lây nhiễm dịch bệnh, thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Các siêu thị cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên bình tĩnh. Việc đổ xô mua sắm, tích trữ hàng hóa lúc này là không cần thiết, tập trung đông người sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Ngoài kênh bán trực tiếp, các siêu thị đều mở kênh bán trực tuyến, "đi chợ hộ" qua số điện thoại từng siêu thị, cửa hàng tiện lợi và đặt hàng trực tuyến qua các ứng dụng Now, Lazada...

Theo:  khoevadep.com.vn copy link