3 loại đậu phụ không nên ăn
Đậu phụ quá trắng
Đậu phụ được làm từ đậu nành. Thành phẩm cuối cùng sẽ có màu hơi ngả vàng nhẹ. Nếu bạn thấy đậu phụ được bày bán ngoài chợ có màu quá trắng, bề mặt nhẵn mịn thì đó không phải loại thực phẩm an toàn. Nhiều khả năng chúng đã được thêm một số hóa chất để đánh lừa người mua.
Đậu phụ có mùi chua và hăng
Đậu phụ mới sẽ có mùi thơm của đậu và khi ghé sát mũi ngửi mới thấy thoảng qua mùi đậu đặc trưng. Tuy nhiên, đậu có mùi chua nghĩ là đã để lâu và bị học. Trong khi đó, loại đậu được ngâm trong formaldehyde hoặc các hóa chất khác sẽ có mùi hăng khó chịu. Dù ngửi kỹ thế nào cũng không thấy mùi thơm của đậu.
Đậu phụ khô và dính
Đậu phụ tươi khi cầm tên tay sẽ có cảm giác mịn, lắc nhẹ bìa đậu sẽ hơi rung. Tuy nhiên, đậu phụ bị khô và dính có thể là đậu đã để lâu, bắt đầu có hiện tượng hỏng.
5 nhóm người không nên ăn đậu phụ
Người thiếu i-ốt
Đậu phụ chứa saponin sẽ làm giảm quá trình hấp thu i-ốt của cơ thể từ đó sẽ làm tình trạng thiếu i-ốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Người mắc bệnh sỏi thận
Đậu phụ chứa nhiều chất oxalat. Khi ăn đậu phụ oxalat được hấp thu vào cơ thể và bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Khi đó, oxalat sẽ kết hợp với canxi và kết tủa để tạo thành sỏi thận. Do đó, người có tiền sử bị bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều đậu phụ.
Người có chức năng thận yếu
Đậu phụ chứa hàm lượng protein dồi dào. Sau khi ăn, protein thực vật được chuyển hóa thành hợp chất nito và bài tiết của thận. Do đó, người bị bệnh thận ăn đậu phụ có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Người bị bệnh gout
Đậu phụ chứa nhiều purine. Thành phần này có thể tạo ra các axit uric khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh về huyết áp và tim mạch
Isoflavone và methionine trong đậu phụ sau khi đi vào cơ thể và bị enzyme biến đổi sẽ làm các tiểu cầu vón cục, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với những người có tiền sử bệnh huyết áp, tim mạch.