Theo đề xuất của Bộ Tư Pháp, Bộ Công an thì nhiều mức xử phạt tiền tăng tối đa thêm nhiều lần trong một số lĩnh vực vi phạm
Bộ Tư Pháp đề xuất tăng mức xử phạt tối đa với nhiều lĩnh vực vi phạm hành chính
Theo tài liệu thẩm định Dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xử lý vi phạm hành chính mà Bộ Tư Pháp công bố thì có nhiều mức xử phạt được đề xuất tăng.
Bộ Tư pháp cho rằng nhiều quy định liên quan đến mức tiền phạt tối đa, thẩm quyền phạt tiền đã trở nên lạc hậu trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức xử phạt được đề xuất tăng để phù hợp với sự gia tăng về thu nhập và giá trị hàng hóa và để tạo tính răn đe. Hơn nữa nhiều vụ việc bị dồn quá nhiều lên cấp trên do giới hạn về thẩm quyền phạt tiền của các chức danh ở cơ sở, gây khó khăn cho công tác xử phạt.

Một số đề xuất tăng trong dự thảo:
- An ninh trật tự, an toàn xã hội tăng từ 40 triệu đồng lên 75 triệu đồng;
- Cảnn trở hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự, phá sản, giao dịch điện tử, bưu chính tăng từ 40 triệu đồng lên 50 triệu đồng;
- Bổ sung mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến 30 triệu đồng.
Theo Bộ Tư pháp thì việc tăng mức phạt tối đa như trên để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác xử phạt vi phạm hành chính, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội; tăng tính răn đe đối với đối tượng vi phạm.
Tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Hiện nay thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm. Nhưng trong đề xuất tăng lên thành 2 năm và cho phép thực hiện theo các luật khác nếu luật khác có quy định về thời hiệu xử phạt nhưng giới hạn tối đa không quá 5 năm.
Theo Bộ Tư pháp tăng thời hiệu xử phạt để tăng cường hiệu quả, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước, xử lý triệt để vi phạm... Đồng thời tăng thời hiệu xử phạt để tăng nâng cao tính chủ động trong việc quản lý nhà nước theo các ngành, lĩnh vực, tạo cơ chế chính sách chủ động, linh hoạt, phù hợp với các yêu cầu.
Bổ sung quy định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
Dự thảo cũng đề xuất trong các trường hợp tịch thu tạm giữ phương tiện vi phạm nếu có căn cức cho rằng tang vật phương tiện không xử lý ngay sẽ bị hư hong không bán được hoặc hết thời gian sử dụng thì cơ quan chức năng được phép bán ngay tang vật phương tiện vi phạm.
Bộ Tư pháp cho rằng đề xuất này để góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục những bất cập kéo dài "quá tải" trong bảo quản, quản lý tang vật, tránh thất thoát, lãng phí.
Bộ Công an đề xuất phạt tiền lên 600 triệu với hành vi tổ chức đánh bạc
Bộ Công cũng đã công bố ự thảo Luật Hình sự (sửa đổi) trong đó có những đề xuất mới liên quan tới thay đổi mức quy định tiền và phạt tiền ở tội Đánh bạc.
Cụ thể, ở Điều 321 của dự thảo thì người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền, hay hiện vật trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền 40 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Quy định hiện hành là tiền được thua hoặc hiện vật trị giá từ 5 triệu đã bị phạt mức này.
Còn khoản 2 Điều 321 của dự thảo, mức phạt tù 3-7 năm, cũng nâng "mức tối thiểu" đối với tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng. Đồng thời, Bộ Công an cũng đề xuất nâng mức phạt tiền đối với tội danh này từ 10-50 triệu đồng lên 20-100 triệu đồng.
Đối với Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, Điều 322 dự thảo quy định mức phạt tiền 100 - 600 triệu đồng (hiện hành 50 - 300 triệu đồng) hoặc phạt tù 1 - 5 năm, nếu tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc, mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 10 triệu đồng (hiện hành 5 triệu đồng) trở lên, hoặc tổ chức 2 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 10 triệu đồng (hiện hành 5 triệu đồng) trở lên.
Mức phạt này cũng áp dụng trong trường hợp tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần trị giá 40 triệu đồng (quy định hiện hành 20 triệu đồng) trở lên.
Khung hình phạt 5 - 10 năm tù, dự thảo quy định sẽ áp dụng cho người phạm tội thu lợi bất chính 100 triệu đồng, trong khi quy định hiện hành là 50 triệu đồng.