Đi chùa đầu năm 2024: Những điều cần biết về ngày giờ đẹp, thứ tự hành lễ, cách sắm lễ

11:17, Chủ nhật 11/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Đi lễ chùa đầu năm cần lưu ý những điều sau đây.

Chọn ngày giờ phù hợp đi lễ chùa đầu năm

Ngày đẹp, phù hợp để đi lễ chùa dịp đầu năm

Mỗi thời điểm đi lễ chùa khác nhau (hàng ngày, ngày Rằm mùng 1 hàng tháng hay đầu năm) sẽ mang ý nghĩa riêng biệt. Riêng với việc đầu năm đi lễ chùa cũng có sự khác biệt về ngày đi.

Đi lễ chùa vào mùng 1 Tết: Cũng là ngày đầu tiên của tháng, để cầu mong cho cả năm bình an, hạn ách tiêu trừ, hứa hẹn một năm mới ngập tràn niềm vui.

Đi lễ chùa vào mùng 2 và 3 Tết: Lễ chùa vào 2 ngày này để đón được Hỷ Thần và Tài Thần ghé thăm. Từ đó sẽ cầu được ước thấy, cầu tài được tài, cầu hỷ được hỷ.

di-chua
Đi lễ chùa vào mùng 4 Tết: Đi lễ chùa vào ngày này để những mong muốn sớm được linh ứng và dễ thành hiện thực.

Đi lễ chùa vào mùng 5 Tết: Ngày này đi lễ chùa để tâm hồn được thảnh thơi, thanh tịnh. Đồng thời, có thể cầu mong bình an tới với gia đình, người thân.

Đi lễ chùa vào mùng 6 Tết: Đây là ngày mang ý nghĩa cát lành, thích hợp vào chùa cầu bình an, sức khỏe và gia đạo tốt cho năm mới.

Nên đi chùa vào giờ nào?

Có quan điểm cho rằng, đi lễ chùa đầu năm vào thời điểm nào cũng được, quan trọng nhất là tấm lòng thành kính. Ai sắp xếp được giờ nào có thể đi giờ đó.

Song cũng có quan điểm cho rằng, nên đi lễ chùa vào buổi sáng hoặc sáng sớm. Nguyên nhân là do đây là thời điểm bắt đầu 1 ngày mới, có nhiều phúc khí và tinh thần con người cũng minh mẫn nhất. Thêm nữa, lúc này chùa, đền đều rất thanh tịnh, khi đến lễ có thể dễ dàng cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Từ đó mỗi người có thể toàn tâm cầu khấn, thể hiện ước nguyện bản thân.

Có nên đi lễ chùa vào buổi tối? Theo quy định của chùa không có điều nào ngăn không cho ghé đến vào buổi tối. Nếu sáng bạn bận rộn không thể đến chùa thì tối đến vẫn được. Miễn là bạn thể hiện được sự thành tâm của mình.

Cầu gì khi đi lễ chùa ngày đầu năm mới?

tet (1)

Về công danh, tài lộc, tình duyên, bạn có thể cầu khấn Thánh Thần nơi đình, đền, miếu mạo… Còn ở chùa không phù hợp để cầu xin.

Đi chùa ngày đầu năm nên cầu gì?

Đi chùa đầu năm cầu gì? Dù là đi chùa ngày đầu năm mới hay các ngày bình thường khác, sau khi khấn nôm (danh xưng, ngày tháng, địa chỉ...), tiếp đến phần cầu nguyện thì nên cầu Phật phù hộ cho:

• Quốc thái dân an.

• Cuộc sống bình an, khỏe mạnh.

• Gia đình hưng vượng an lạc.

• Con cái thông minh học giỏi.

• Tâm hồn luôn sáng và thiện lành.

• Tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.

Thứ tự hành lễ, cách sắm lễ khi tới chùa

Bước 1

Đầu tiên khi đến chùa bạn đặt lễ vật rồi thắp vài nén hương tại bàn thờ của Đức ông.

Bước 2

Sau đó bạn đặt lễ lên hương án của chính điện, rồi thắp đèn hương nhan. Tiếp tục thỉnh 3 hồi chuông thì làm lễ với chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.

Bước 3

Tiếp đến, bạn sẽ thắp hương, khấn vái thành tâm ở tất cả các bàn thờ khác, lưu ý là khi thắp đều phải đủ 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu tại chùa có điện thờ Mẫu và Tứ Phủ thì bạn hãy đến đó đặt lễ rồi dâng hương.

Bước 4

Sau đó, bạn lễ ở nhà thờ Tổ tức nhà thời Hậu.

Bước 5

Cuối cùng bạn hãy đến phòng tiếp khách để thăm hỏi các nhà sư trong chùa

Sắm lễ

Sắm lễ

Đi lễ chùa trong năm chỉ nên sắm lễ chay và dâng hương trong đó lễ chay gồm: bánh kẹp, hoa quả tươi, chè... không sắm lễ mặn.

Mâm ngũ quả: Bao gồm các loại quả như Dưa hấu, Bưởi, Táo, Dứa, Nho, Xoài, Thanh long, Phật thủ

Hoa mang đi chùa là hoa tươi như: hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,...không dùng hoa giả, hoa dại.

Cách bày lễ ở các ban

Ban Tam Bảo: Khi bày thì phải đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả - nước, nếu thiếu cũng không sao chỉ cần tấm lòng thành kính. Lưu ý không được để tiền thật, tiền vàng, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.

Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. Tùy thuộc vào thí chủ muốn cầu nguyện gì để chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp.

Các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu: có thể bày sắm lễ tam sinh (thịt gà, giò, chả...) và tiền vàng mã, tiền âm phủ.

Đi chùa ngày đầu năm không nên cầu gì?

• Không nguyện cúng dường chư Phật.

• Không nguyện thời gian bao lâu sẽ mang gạo tiền vàng cúng chùa.

• Không nguyện cúng dường 3 cảnh là cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm.

• Không cầu tiền bạc, của cải, vật chất vì cửa Phật sẽ không ban cho thứ này

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc