Tại sao lại gọi là lễ hóa vàng? Hóa vàng ngày nào hợp lý, nhiều người chưa biết điều này

( PHUNUTODAY ) - Theo các cụ lễ hóa vàng được tiến hành sau khi kết thúc Tết để tiễn ông bà tổ tiên nhưng cũng có nơi nói hóa vàng để dâng lễ thần linh rước thần tài.

Lễ cúng hóa vàng là gì?

Hóa vàng đầu tiên có thể hiểu là lễ đốt vàng mã sau Tết. Nhiều người cắt nghĩa hóa vàng là lễ tiễn ông bà tổ tiên, đốt vàng mã dâng biếu ông bà tổ tiên sau thời gian ông bà về ăn Tết với con cháu. Nhiều địa phương đặt cây mía bên cạnh để tượng trưng cho bậc thang dẫn ông bà tổ tiên về trời.  Theo cuốn Nghi lễ vòng đời người của nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường, thì: "Lễ Hóa vàng là lễ cúng đưa ông bà, còn gọi là cúng tiễn ông vãi. Có gia đình cúng ngày mồng 3, có khi mồng 4. Họ làm mâm cơm cúng gia tiên, rồi đem bao nhiêu vàng mã đã cúng trong 3 ngày tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được hóa riêng".

hoa-vang-ngay-nao

Tuy nhiên theo một số người thì hóa vàng sau Tết là lễ rước thần tài về, mang tài lộc may mắn về nhà. Tuy nhiên dù hiểu theo cách nào thì điều thường diễn ra trong lễ hóa vàng là kết thúc Tết, những vàng mã cúng trong 3 ngày Tết sẽ được mang đi hóa.

Hóa vàng ngày nào tốt và nên làm thế nào?

Lễ hóa vàng thường được bắt đầu từ mùng 3 Tết, có gia đình chọn ngày 4, 5 hoặc 6 muộn nhất mùng 10. Lễ hóa vàng là hạ lộc dọn dẹp ban thờ, làm mâm cúng và đốt tiền vàng mã. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám. Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng.

Nhiều người còn mua thêm tiền vàng mã đốt để biếu ông bà tổ tiên. Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu tâm linh thì điều đó không cần thiết. Quan trọng nhất là lòng thành với tổ tiên còn việc đốt nhiều vàng mã giấy tiền là không phù hợp.

com-cung-hoa-vang

Việc hóa vàng cần tiến hành ở nơi sạch sẽ.

Vàng mã cúng cho gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Nếu trong gia đình có người mới mất ở năm trước đó thì phần vàng mã dành cho người này sẽ được hóa riêng. 

Sau khi đốt tiền vàng xong thì lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và chia vật phẩm (chia lộc) cho con cháu.

Nhiều nơi có tục đặt cây mía ở bên cạnh hoặc hơ trên đống tro để thể hiện là cây thang đưa linh hồn ông bà về trời hoặc là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

Điều cần tránh trong hóa vàng là không nên mua nhiều vàng mã để đốt vì sẽ gây ảnh hưởng môi trường, nguy cơ hỏa hoạn, mê tín dị đoan

Rượu vẩy vào tro vàng nên là rượu ngon, tránh dùng rượu cồn ở hàng vàng mã

Cỗ hóa vàng thường là thu dọn lại những món của Tết không nên rườm rà phiền toái

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link