Thịt gà dư sau Tết làm món gì ngon: 7 món hấp dẫn dễ làm, ai cũng làm được

( PHUNUTODAY ) - Gà là một loại nguyên liệu vô cùng quen thuộc có thể chế biến thành đa dạng món ăn khác nhau.

Cánh gà chiên và nộm gà

Thịt gà nên được bảo quản sạch sẽ trong tủ lạnh, bọc màng thực phẩm cẩn thận. Những miếng gà để lâu thường khô, khi chế biến lại bạn có thể chiên qua sau đó đảo với mắm pha tỏi, ớt, đường để món ăn hấp dẫn hơn.

Ngoài cách chiên mắm tỏi, bạn có thể tẩm bột chiên, chế biến những miếng gà giòn thơm bắt mắt. Gà tẩm ngũ vị hương, nướng trong lò cũng là gợi ý cho cách chế biến thịt gà còn sau Tết.

Với gà luộc còn dư, bạn còn có cơ hội làm nộm gà xé phay chua ngọt để chống ngấy. Nguyên liệu trộn cho món này khá đơn giản, gồm hành tây (có thể thay thế bằng bắp cải, rau càng cua, bắp chuối, cà rốt…), rau mùi và các loại gia vị tỏi, ớt, tiêu, đường, nước mắm, chanh (hay giấm).

Một công thức khác được nhiều chị em nội trợ áp dụng xử lý thịt gà là làm món khô gà lá chanh. Bạn xé nhỏ thịt gà thành sợi vừa ăn, ướp với nước mắm, đường, bột ớt trong 30 phút cho thấm. Cho gà đã ướp lên chảo chống dính, thêm lá chanh, ớt, nước cốt gà, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đảo đến khi thịt săn lại. Cuối cùng, sấy gà trong nồi chiên không dầu ít nhất 60 phút.

-141208

Cháo gà ta

Giữa tiết trời se lạnh của buổi sớm mà được thưởng thức một tô cháo gà nóng hổi mới ra lò thì còn gì bằng đúng không!

Cháo gà được nấu từ nước hầm xương gà nên có vị ngọt thanh, khi chế biến không cần nêm nếm quá nhiều gia vị mà vẫn tạo được hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Cho cháo gà ra tô, rắc thêm vào một ít tiêu, một ít rau tía tô, hành lá cắt nhỏ, ai đó muốn ăn cay hơn nữa thì cho thêm vào một ít ớt bột hoặc ớt cắt lát nhỏ nữa là có thể thưởng thức được hương vị tuyệt vời của tô cháo gà rồi.

Nộm gà thập cẩm

Nộm gà thập cẩm vừa ngon lại dễ làm, lại phù hợp với người muốn giảm cân vì không lo tích mỡ. Cùng tham khảo công thức nộm gà thập cẩm dưới đây để thực hiện các bạn nhé!

Nguyên liệu làm món nộm gà thập cẩm:

- 300gr: thịt gà (phần đùi hoặc ức tuỳ ý)

- 1/2 củ cà rốt

- 1/2 quả xoài xanh

- 1 quả dưa chuột

- 100gr hoa chuối

- Lạc rang

- Rau thơm: rau húng bạc hà,rau mùi ta...

- Gia vị: tỏi,ớt,chanh,nước mắm,đường cát...

Cách làm nộm gà thập cẩm:

- Thịt gà luộc chín, xé nhỏ vừa.

- Hoa chuối thái mỏng ngâm nước muối loãng và chanh chống thâm, rửa sạch để ráo nước.

- Cà rốt gọt vỏ bào hoặc thái sợi.

- Dưa chuột ngâm nước muối, bỏ ruột thái nhỏ hoặc bào sợi nhỏ.

- Xoài xanh gọt vỏ bào hoặc thái nhỏ, ngâm vào nước đá cho giòn ngon.

- Các loại rau thơm thái nhỏ theo ý thích.

- Lạc rang chín giã dập.

- Cách pha nước trộn: 3 thìa canh nước mắm + 3 thìa canh đường + 2 thìa canh nước trắng đun sôi để nguội + 1,5 thìa canh nước cốt chanh (có thể cho ít chanh đi vì đã có xoài xanh) + tỏi, ớt băm nhuyễn. Hoà tan đường với nước mắm,nước cốt chanh rồi cuối cùng mới cho tỏi ớt.

- Cho tất cả các nguyên liệu: thịt gà, hoa chuối, xoài xanh, dưa chuột, cà rốt ra bát to, đổ từ từ phần nước trộn vào, nêm nếm lại cho vừa ăn và theo khẩu vị. Rắc rau thơm trộn đều, cho nộm ra đĩa và rắc lạc rang lên trên.

3e1531b78f3be3298dc32bd81e45df5d

Bún thang

Dù nguồn gốc món bún thang ko phải do việc tận dụng đồ thừa nhưng tình cờ vào dịp Tết lại thường có đủ luôn đồ để làm bún thang thì tại sao lại không nhỉ.

Nguyên liệu

Thịt gà đã luộc còn dư (còn bao nhiêu dùng bấy nhiêu)

Xương gà, lợn

Gừng, hành tím khô

Củ cải khô

2-3 quả trứng

Nấm hương

Tôm nõn khô

Hành, mùi, rau răm

1 chút mắm tôm, ớt tươi

Giò lụa

Cách làm

Gà lọc bỏ xương, xé nhỏ

Xương gà, lợn rửa sạch, chần sơ, rồi rửa sạch lần nữa. Sau đó đổ nước vào ninh 1 giờ, thêm chút muối, nêm, mắm cho đậm vị (nếu nhà có nước luộc gà thì không cần ninh xương).

Gừng rửa sạch, đập dập. Hành khô bóc vỏ. Cho gừng, hành khô vào nướng cho đến khi nổi mùi thơm. Cho gừng, hành tím khô, vào nồi nước dùng.

Tôm rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào nồi nước dùng.

Trứng đánh tan, để trứng vàng đẹp thì mình chỉ lấy lòng đỏ, tráng thật mỏng rồi thái sợi nhỏ.

Nấm hương ngâm nước ấm cho nở. Cho 1 ít vào nồi nước dùng, còn 1 ít để lại, thái sợi nhỏ.

Tép khô rửa qua nước ấm, cho vào 1 túi lọc trà, râu mực khô bó tròn lại. Cho tép khô và râu mực khô vào nồi nước dùng. Đun lửa nhỏ, ninh nước dùng trong 60 phút. Khi nước dùng gần sôi nêm nếm muối, bột canh, cho thêm 1 cục đường phèn nhỏ nếu thích nước dùng có độ ngọt thanh, nêm nhạt thôi để ăn thêm mắm tôm.

Củ cải khô ngâm nước ấm cho nở. Rửa sạch cho đến khi nước rửa không vàng là được. Cắt khúc 3-4 cm. Pha nước mắm, đường, giấm, tỉ lệ 1:1:1/2, thêm ớt và gừng xay. Đổ hỗn hợp mắm vừa pha vào phần củ cải, trộn đều.

Hành lá thái nhỏ, phần đầu hành chẻ sợi, rau răm thái rối.

Giò lụa thái sợi.

Chần bún, xếp các nguyên liệu vào bát, thêm nước dùng và ăn thôi.

Miến gà trộn

cach-nau-bun-thang

Sau những ngày Tết, bạn đã chán ngấy với các món ăn nhiều dầu mỡ. Để cân bằng lại vị giác, món miến gà trộn quả là sự lựa chọn không tồi giúp gia đình bạn có sự đa dạng hơn trong các bữa ăn.

Nguyên liệu:

● 1 con gà luộc

● Miến

● Hành, mùi tàu, rau mùi, giá

● Xì dầu, nước mắm, hạt tiêu, hành khô, gừng

● Nấm hương và nấm mèo

● Cà rốt, hành tây, cải xanh

Cách làm:

● Gà luộc đem xé nhỏ.

● Nấm hương và nấm mèo ngâm nước ấm, thái chỉ.

● Cà rốt đem thái sợi, hành tây bổ múi cau.

● Cải xanh rửa sạch, để ráo, cắt khúc vừa ăn.

● Nấu nước sôi, cho miến vào 2-3 phút, đợi miến mềm rồi vớt ra ngâm qua nước lạnh. Lưu ý: Có thể thêm ít mỡ gà để miến không bị dính.

● Tiếp theo, phi tỏi cùng nấm hương, nấm mèo khoảng 2-3 phút rồi cho thêm cà rốt, giá, cải vào xào chung.

● Làm nước trộn: 5 phần xì dầu + 2 phần mỡ gà + 1 phần dầu mè + 1 phần đường + 1/3 phần muối, trộn thêm ít nước dùng gà.

● Xếp miến xuống dưới cùng, tiếp đến là hỗn hợp rau củ xào chung rồi thịt gà, hành lá, ngò, cuối cùng là rưới nước trộn vào.

Lẩu gà ta

Vào tiết trời đông rét lạnh hay những lúc giao mùa với không khí se lạnh mà được quây quần cùng gia đình bên nồi lẩu gà thì đúng là không còn gì hạnh phúc hơn mà!

Nồi lẩu gà nóng hổi, tỏa khói nghi ngút, hơi ấm từ nồi lẩu gà xua tan đi cái lạnh, cái rét của khí trời, làm ấm cả người. Những miếng thịt gà mềm mại kết hợp với nước dùng ngọt thanh đậm đà. Nhúng rau xanh vào, cho bún ra chén, múc thêm một ít nước dùng thanh đậm, thật hợp vị!

Lẩu gà ta không phải chỉ có một cách chế biến thôi đâu. Người nấu ăn có thể biến tấu theo nhiều cách tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình. Có thể kể đến một số món lẩu gà ta như lẩu gà thuốc bắc, lẩu gà nấm, lẩu gà hầm sả, lẩu gà măng chua,...

Gỏi gà ta

Người dân Việt Nam không ai là không biết đến món gỏi gà ta. Món ăn bình dị, mộc mạc mà ai ăn rồi cũng phải đem lòng thương nhớ về một món ăn mang hồn của quê hương.

Gỏi gà được chết biến đơn giản với sự kết hợp giữa thịt gà và một số loại rau thơm. Gỏi gà được chế biến rất đa dạng, dường như ở mỗi vùng, mỗi miền nó lại mang cách chế biến riêng với hương vị đặc trưng riêng.

Món gỏi gà nhìn trông bắt mắt, hương vị chua ngọt hòa quyện, thịt gà ăn kèm với rau thơm tạo nên vị ngon khó cưỡng. Hầu như ai ăn gỏi gà xong đều để lại một lời bình có cánh về độ ngon của món.

TAGS:thịt gà
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link