Đi chùa ngày Tết đừng quên điều này để may mắn, phước lành cả năm

( PHUNUTODAY ) - Đi lễ chùa vào ngày tết để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, thành đạt.

Nên đi lễ chùa ngày nào?

Nhiều người có thói quen đi lễ chùa hàng ngày cũng có nhiều người chỉ đi lễ chùa đầu năm để cầu những điều bình an cho cả một năm. Tuy nhiên mỗi thời điểm đi lễ chùa khác nhau đều mang những ý nghĩa riêng.

Đi lễ chùa vào Mùng 1 Tết đây là ngày đầu tiên của tháng, đi vào ngày này để cầu mong cho cả tháng bình an, làm ăn may mắn, thuận buồm xuôi gió.Đi lễ chùa ngày rằm đây là ngày để mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người, giúp lòng cầu nguyện sẽ thành hiện thực.

Đi lễ chùa vào ngày tết để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, thành đạt.

31875764-3d39-41f2-bc6f-d3d430782c1b

Trang phục khi đi chùa

Trang phục gọn gàng, tiện lợi: Những loại trang phục rườm rà rất dễ gây vướng víu ở những nơi đông đúc như các đền chùa ngày đầu năm, quần áo có thể dễ dàng vướng vào hương hoặc bị tàn hương rơi làm rách, cháy vải. Ngoài ra, có nhiều nơi quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.

Trang phục kín đáo, lịch sự: Kiểu ăn mặc hớ hênh, phản cảm ở các đền chùa đang là vấn đề nhức nhối trong dư luận những năm gần đây.

Nói theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì. Vì vậy, không nên mặc váy ngắn, áo cộc, váy xẻ, trang phục xuyên thấu, trang phục g.ợi c.ả.m...

Thứ tự hành lễ, cách sắm lễ khi tới chùa đầu năm

Bước 1

Thứ tự hành lễ

Đầu tiên khi đến chùa bạn đặt lễ vật rồi thắp vài nén hương tại bàn thờ của Đức ông.

Bước 2

Sau đó bạn đặt lễ lên hương án của chính điện, rồi thắp đèn hương nhan. Tiếp tục thỉnh 3 hồi chuông thì làm lễ với chư Phật và Quan Thế Âm Bồ Tát.

Bước 3

Tiếp đến, bạn sẽ thắp hương, khấn vái thành tâm ở tất cả các bàn thờ khác, lưu ý là khi thắp đều phải đủ 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu tại chùa có điện thờ Mẫu và Tứ Phủ thì bạn hãy đến đó đặt lễ rồi dâng hương.

Bước 4

Sau đó, bạn lễ ở nhà thờ Tổ tức nhà thời Hậu.

Bước 5

Cuối cùng bạn hãy đến phòng tiếp khách để thăm hỏi các nhà sư trong chùa

Sắm lễ đi chùa

Đi lễ chùa trong năm chỉ nên sắm lễ chay và dâng hương trong đó lễ chay gồm: bánh kẹp, hoa quả tươi, chè... không sắm lễ mặn.

Mâm ngũ quả: Bao gồm các loại quả như Dưa hấu, bưởi, táo, dứa, nho, xoài, thanh long, phật thủ

Hoa mang đi chùa là hoa tươi như: hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,... không dùng hoa giả, hoa dại.

Cách bày lễ ở các ban

Ban Tam Bảo: Khi bày thì phải đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả - nước, nếu thiếu cũng không sao chỉ cần tấm lòng thành kính. Lưu ý không được để tiền thật, tiền vàng, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.

Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…chỉ cần thắp hương 3 nén rồi thực hiện lời cầu khấn khi đi lễ chùa. Tùy thuộc vào thí chủ muốn cầu nguyện gì để chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp.

Các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu: có thể bày sắm lễ tam sinh (thịt gà, giò, chả...) và tiền vàng mã, tiền âm phủ.

Cách khấn khi đi chùa

Theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy, trước khi cầu khấn, bạn phải phóng sinh và cúng dường để có nhiều công đức, khi đi chùa mọi người chỉ cần khấn 4 điều dưới đây thì cả năm sẽ được an lạc, gia đình yên ấm.

Điều thứ nhất, xin cho ông bà, tổ tiên đã mất được hồi hướng.

Điều thứ hai, xin hồi hướng công đức cho cha mẹ ở hiện tại được bình yên, an lạc.

Điều thứ ba, xin hồi hướng công đức cho oan gia, trái chủ.

Điều thứ tư, xin hóa giải hết những nghiệp dữ của bản thân.

Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa

Ngoài ra, khi đi chùa bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau: Đến dâng hương ở các chùa chỉ được sắm các lễ chay như hoa tươi, trái cây, xôi, chè. Nếu có cúng mặn chỉ được đặt ở khu vực thờ tự các vị Thánh, Mẫu. Còn khu vực chính điện tuyệt đối không dâng lễ mặn. Ngoài ra cũng không được mua giấy tiền vàng mã, tiền âm phủ để cúng Phật tại chùa.

Khi thắp hương, tránh để nhang bị tắt khi sử dụng, cắm thẳng, không để nhang bị nghiêng, lệch. Chỉ cần dùng một nén nhang là được, tuyệt đối không dùng cả bó. Nên nhớ, không phải nơi nào cũng có thể cắm nhang được, chỉ cắm nhang trong lư hương, không cắm trên cây hay đồ lễ.

vna_potal_di_chua_le_phat_-_net_dep_van_hoa_dau_xuan_cua_nguoi_viet__stand

Hành lễ đi chùa cũng cần có phép tắc và thứ tự. Trước hết hãy đặt lễ vật lên và thắp hương ở chính điện trước. Sau khi đặt lễ và thắp hương ở chính điện xong hãy đi đến các ban thờ khác, thường đều có 3-5 ban để thờ mẫu, tứ phủ, bạn cần đặt lễ và dâng hương tất cả tránh sót ban thờ nào.

Nếu đình chùa có nhà thờ Tổ, nhà Hậu thì cũng cần phải ghé qua. Cuối buổi lễ sau khi lễ tạ để hạ lễ thì nên đến trai giới hay phòng khách để thăm hỏi và trò chuyện với các nhà sư và công đức nếu có.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link