Đi làm 7 năm kiếm đủ tiền nghỉ hưu, triệu phú 28 tuổi tiết lộ: "Muốn nhanh giàu cần làm thêm 1 việc"

( PHUNUTODAY ) - Dồn sức làm việc vất vả trong 7 năm, cô đã kiếm đủ tiền tiêu cả đời và quyết định nghỉ hưu sớm năm 28 tuổi. Sau khi về hưu, cô chỉ dùng thời gian viết blog, duy trì một vài công việc tay trái yêu thích.

Giống như bất kỳ người New York 28 tuổi nào khác, JP Livingston dành thời gian rảnh để chơi với chú chó corgi của mình, say sưa trên Netflix và khám phá những địa điểm vui chơi. Tuy nhiên, cô lại sở hữu một tâm thế hoàn toàn khác với họ. Livingston đã nghỉ hưu.

Sau bảy năm làm việc trong ngành tài chính, thăng tiến lên vị trí cấp cao tại công ty của mình, Livingston đã gây dựng được một khoản tiền hơn 2 triệu đô la - 40% từ đầu tư và 60% từ tiền tiết kiệm thuần túy - cho phép cô hoàn thành một giấc mơ mà cô đã ấp ủ từ hồi cấp hai: nghỉ hưu sớm.

trieu-phu-28-tuoi

Tiết kiệm 70% thu nhập: Mục tiêu ''khó nhằn'' nhưng vẫn có cách vượt qua

Tự do tài chính và nghỉ hưu sớm (được gọi là "FIRE" - Financial Independence, Retire Early) thường góp phần đạt được thông qua tỷ lệ tiết kiệm cao và cắt giảm chi tiêu ở mức tối đa.

Khi mà CNN của Mỹ đưa tin về việc JP Livingston nghỉ hưu thành công, cô mới chỉ làm việc trong ngành tài chính vỏn vẹn 7 năm nhưng đã tích lũy được 2,25 triệu USD (tương đương khoảng 50,9 tỷ đồng) và sau đó từ chức ở tuổi 28.

Livingston kiếm được một công việc béo bở ngay sau khi tốt nghiệp đại học, kiếm được 100.000 đô la một năm. Tuy nhiên, cô quyết tâm đạt được mục tiêu độc lập về tài chính và chọn cách sống tối giản để có thể tiết kiệm 70% số tiền lương hàng tháng.

Ngay cả khi thu nhập của cô ấy tăng lên hàng năm, cô ấy vẫn không chịu khuất phục trước lối sống lạm phát, thay vào đó chọn cách dành nhiều tiền hơn nữa cho các mục tiêu hưu trí của mình.

Để làm được điều này, JP Livingston đã chia sẻ cô cũng giống như hầu hết mọi người khác, phải tiết kiệm và không ngừng tiết kiệm.

Đầu tiên, JP Livingston hướng tới mục tiêu tốt nghiệp đại học không nợ nần. Cô đã thực hiện tốt điều đó khi tốt nghiệp Đại học Harvard trong vòng 3 năm, tự chi trả chi phí học tập của mình và sau đó tìm được một công việc tài chính lương cao.

Người Mỹ trung bình chi phần lớn tiền của họ vào ba thứ: nhà ở, phương tiện đi lại và thực phẩm. Đối với Livingston, việc giảm thiểu những khoản chi phí lớn này đã mở đường cho cô ấy tiết kiệm ít nhất 70% thu nhập của mình.

Mặc dù mức lương cao có thể giúp cô sở hữu một căn hộ xa hoa hơn nhiều, nhưng Livingston đã chọn sống với một người bạn cùng phòng trong một khu nhà ba tầng ở khu Upper East Side với mức giá 1.050 đô la một tháng - một mức giá hợp lý theo tiêu chuẩn của New York.

Lời khuyên số một của Livingston để tiết kiệm tiền bắt nguồn từ sự thay đổi trong suy nghĩ: Đừng tính toán giá cả theo mệnh giá của món hàng, mà hãy tính xem nó sẽ tiêu tốn bao nhiêu giờ làm việc của bạn. Đây là một chiến lược hiệu quả mà cô học được từ cuốn sách Your Money or Your Life, của hai tác giả Vicki Robin và Joe Dominguez.

Livingston nói: ''Hãy nghĩ về số tiền bạn kiếm được, rồi chia nó cho số giờ làm việc, bạn sẽ nhận được số tiền trên mỗi đơn vị cuộc sống.

Giả sử mỗi giờ bạn kiếm được khoảng 20 đô la, điều đó có nghĩa là một chiếc điện thoại mới trị giá 700 USD sẽ tiêu hết 35 giờ làm việc. Một đêm đi chơi 100 đô la sẽ tương đương 5 giờ. Một chiếc áo 40 đô la sẽ trị giá 2 giờ. Hãy tự hỏi: Mua hàng có đáng không?''.

Đặt quy tắc thì dễ, tuân thủ mới là điều khó nhằn

Không chỉ đặt ra những quy tắc ''khó nhằn'' mà Livingston còn tuân thủ tất cả những điều đó. Đây mới là thử thách thực sự.

"Tôi luôn muốn độc lập về tài chính và nghỉ hưu càng sớm càng tốt, khi mà mình còn có thể cố gắng'', JP Livingston chia sẻ.

Đầu tiên, cô ấy tập trung vào thu nhập của mình, vạch ra từng khoản chi tiêu cần thiết. Cô cũng tìm cách tối ưu hóa phần thuế và có cách quản lý tài chính khoa học. Sau đó, JP Livingston mới đặt mục tiêu tiết kiệm cao và luôn tìm mọi cách để gia tăng tiền gốc của mình.

Để tiết kiệm đủ cho việc nghỉ hưu sớm, JP Livingston đã ước tính các khoản chi phí của mình trong mỗi một năm, dựa vào đó để vạch ra một con số mục tiêu. Sau khi có mục tiêu rồi, cô tiếp tục lên kế hoạch dựa trên mức thu nhập hiện tại của bản thân và nhận ra rằng: Nếu có tỷ lệ tiết kiệm lên tới 70% thì hành trình tự do tài chính sẽ ngắn đi rất nhiều năm.

Vì thế, JP Livingston cố gắng giữ chi phí sinh hoạt của mình ở mức càng thấp càng tốt, với điều kiện không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

trieu-phu-28-tuoi1

Chẳng hạn, cô tìm mua một số đồ nội thất giá rẻ hoặc được người thân, bạn bè cho miễn phí (để đáp lại, thỉnh thoảng cô sẽ nướng bánh hoặc làm đồ ăn ngon mang sang cho họ).

Thay vì ở một mình một căn nhà cho riêng tư thì cô luôn ở chung phòng với ai đó để tiết kiệm chi phí thuê nhà. Khi đi chơi với bạn bè, cô cũng ưu tiên chọn một số hoạt động chi phí thấp để giảm thiểu chi phí hàng ngày. Vì mọi người xung quanh đều có mục tiêu tự do tài chính nên không ai phàn nàn gì cả.

Livingston nhấn mạnh rằng đó không chỉ là tiền tiết kiệm được - đó còn là số tiền có thể được đầu tư và gia tăng.

Không chỉ tiết kiệm, cần phát triển thêm kỹ năng quan trọng khác

Đó chính là kỹ năng đầu tư. Thật khó để trở nên giàu có chỉ bằng cách tiết kiệm. 60% giá trị ròng của JP Livingston được cô tích lũy mỗi năm nhưng 40% còn lại có được nhờ các khoản đầu tư thông minh. Đây là thành quả chủ yếu của sự kết hợp quỹ đầu tư chỉ số, cổ phiếu riêng lẻ và trái phiếu chính phủ.

Trên thực tế, chuyên môn của JP Livingston trong lĩnh vực tài chính đã giúp cô ấy tăng lợi tức đầu tư đáng kể. 

Nhờ việc tận dụng ''lãi suất kép'', JP Livingston đã tiếp tục gia tăng con số này một cách nhanh chóng, khi mà các kế hoạch đầu tư đều thuận lợi.

Đồng thời, cô cũng không ngừng tối đa hóa thu nhập của mình thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như tiền thưởng, tiền hoa hồng và thu nhập từ outsource.

Cô đưa ra lời khuyên rằng: "Bất kể bạn bắt đầu từ đâu, miễn là bạn sẵn sàng làm việc chăm chỉ, sẽ có ngày bạn đã vượt lên trên những người khác, tiến gần hơn tới mục tiêu của mình''.

Theo:  xevathethao.vn copy link