Điều bạn thực sự nên nói với bác sỹ khi đi khám phụ khoa

12:45, Thứ hai 08/09/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đi khám định kỳ, sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tật cũng như những viêm nhiễm khác từ giai đoạn đầu.

Bạn vẫn biết “nên khám phụ khoa 6 tháng một lần”, song cuộc sống bận rộn, kèm những ngại ngần khiến bạn lần lữa. 

Tuy nhiên, có những trường hợp, bạn bắt buộc phải đến gặp bác sĩ sản phụ khoa, để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân mình: khi thấy chu kỳ kinh bất thường hoặc ngứa, đau, rát, ra máu khi quan hệ.

Mối nguy hiểm nằm ở chỗ, phần lớn các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các viêm nhiễm có thời gian “ủ bệnh” cũng như “hoạt động âm thầm” khá lâu. Có những người mãi không có con. Khi vào khám mới biết là vì bị nhiễm Chlamydia. Chính tác nhân này âm thầm gây vô sinh, không còn khả năng sinh đẻ nữa.

Sức khỏe, phụ khoa, bệnh phụ khoa, chữa bệnh, trị bệnh, bệnh phụ nữ, ung thư, bệnh tật, ngăn ngừa bệnh, phụ nữ, gia đình, vô sinh, sức khỏe sinh sản
Đi khám định kỳ, sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tật cũng như những viêm nhiễm khác từ giai đoạn đầu. 

Khám phụ khoa là việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, tập trung vào các bộ phận sinh dục và sinh sản. Vì thế, nếu bạn đi khám định kỳ, sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tật cũng như những viêm nhiễm khác từ giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại kết quả tốt hơn, cũng như bảo đảm cho sức khỏe và cuộc sống của bạn. Từ 21 tuổi trở lên, hoặc từ khi bạn bắt đầu có quan hệ tình dục, bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một lần mỗi năm.

Lịch sử quan hệ tình dục

Bạn nên nói với bác sĩ về lịch sử tình dục của mình trước đó và hiện giờ của bạn, số lượng bạn tình… Điều này rất quan trọng vi nó có thể liên quan để nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục.

Bị ra máu thất thường khi không phải ngày "đèn đỏ"

Nếu chắc chắn là không mang thai thì sự thất thường của chu kì kinh nguyệt cũng là điều bạn cần lưu tâm và trao đổi với bác sĩ. Các dấu hiệu như lượng máu kinh, thời gian có kinh... nếu không ổn định đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa hoặc ung thư nào đó, ví dụ như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung... Vì vậy, nếu thấy có tình trạng ra máu thất thường, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt và cần mô tả đầy đủ cho bác sĩ sự bất thường này.

Quên uống thuốc tránh thai

Nếu bạn thường xuyên quên uống thuốc tránh thai thì cũng nên chia sẻ với bác sĩ phụ khoa vì quên uống thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết. Bác sĩ phụ khoa có thể giúp bạn nhận ra phương pháp tránh thai nào phù hợp và tốt nhất với bạn. Biện pháp tránh thai có rất nhiều cho bạn nựa chọn

Đau khi có quan hệ tình dục

"Hiện tượng này chưa từng xảy ra trước đây (trừ những lần đầu mới "quan hệ") hoặc mức độ đau trở nên thậm tệ hơn trong thời gian này thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề ở tử cung (nghiêng tử cung), khô âm đạo....", Mary Jane Minkin, Tiến sĩ, bác sĩ sản phụ khoa, giáo sư lâm sàng tại Trường Y Yale.

Những nguy cơ này cũng có thể xảy ra với phụ nữ trẻ tuổi. Tuy nhiên, nó cũng có thể là tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai mà bạn dùng. Vì vậy, bạn nên nói với bác sĩ để được kiểm tra, phát hiện nguyên nhân chính xác nhất.

Mùi khó chịu ở "vùng kín"

Đây chắc chắn là điều khiến chị em cảm thấy ngại nhất khi nói ra. Nhưng nó cũng là một đầu mối vô cùng quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Khi "vùng kín" có mùi khó chịu, chắc chắn bạn đã bị viêm. Nhưng mức độ viêm và nguyên nhân gây viêm khác nhau nên cũng khiến "vùng kín" có mùi khó chịu không giống nhau. Vì vậy, bạn cần cung cấp "đầu mối thông tin" này cho bác sĩ khi khám phụ khoa.

Tình trạng kinh nguyệt

Sức khỏe, phụ khoa, bệnh phụ khoa, chữa bệnh, trị bệnh, bệnh phụ nữ, ung thư, bệnh tật, ngăn ngừa bệnh, phụ nữ, gia đình, vô sinh, sức khỏe sinh sản
Tình trạng kinh nguyệt của bạn cũng là yếu tố rất quan trọng tác động đến sức khỏe của bạn.

Nếu bạn gặp phải chứng tiền kinh nguyệt khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất thì bạn cũng nên nói với bác sĩ phụ khoa để được bác sĩ giúp đỡ tốt nhất. Tình trạng kinh nguyệt của bạn cũng là yếu tố rất quan trọng tác động đến sức khỏe của bạn, vì vậy, nếu có bất kì rắc rối nào liên quan đến kinh nguyệt như chậm kinh, máu kinh ra nhiều, có mùi hôi… bạn cần thông báo cho bác sĩ đầy đủ.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link