Đóng BHXH 30 năm nhận lương hưu bao nhiêu, trong tháng 10 lương hưu thay đổi như thế nào?

16:11, Chủ nhật 02/10/2022

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người lao động quan tâm về mức lương hưu nhận được khi đóng BHXH 30 năm. Ngoài ra, trong tháng 10 lương hưu sẽ thay đổi như nào?

Đóng BHXH 30 năm nhận lương hưu bao nhiêu?

Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng lương hưu hàng tháng như sau:

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1, Từ ngày luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 1.1.2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2, Từ ngày 1.1.2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

  • a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
  • b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

8

3, Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của luật này được tính như quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỉ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4, Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5, Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 và Khoản 3 Điều 54 của luật này...

Như vậy, bạn đóng bảo hiểm xã hội được 30 năm, có quyết định về hưu cuối năm 2022 và đáp ứng các điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng với mức 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

6

Trong tháng 10 lương hưu thay đổi như thế nào? Lương tối thiểu vùng tăng lương hưu có tăng theo?

Căn cứ Khoản 2.6 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu như sau:

Người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường mức tiền lương đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng;

Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng

Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%;

Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Từ ngày 1.7, mức lương tối thiểu vùng chính thức được điều chỉnh tăng thêm từ 180.000 đồng - 260.000 đồng tuỳ thuộc theo vùng.

Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Như quy định nêu trên, tiền lương hưu hiện nay do người sử dụng lao động căn cứ trên tiền đóng BHXH.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang đóng BHXH bắt buộc hàng tháng bằng với mức lương tối thiểu vùng, do đó, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7 sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng BHXH bắt buộc, từ đó dẫn đến tiền lương hưu cũng tăng.

Tuy nhiên, tiền lương chỉ chiếm 1 phần trong việc tăng lương hưu bởi ngoài mức đóng BHXH, tiền lương hưu còn phụ thuộc vào tỷ lệ lương hưu hằng tháng.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo