F0 khỏi bệnh cả năm tóc vẫn rụng từng nắm thì phải làm sao?

( PHUNUTODAY ) - Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc điều trị F0 tại nhà cho biết: Thực tế gần đây, có rất nhiều bệnh nhân gọi điện tới xin tư vấn do gặp tình trạng rụng tóc hậu COVID-19. Vậy bạn nên làm gì để tránh rụng tóc khi hết F0?

Tóc rụng cả nắm hậu COVID-19

Khỏi COVID-19 được 4 tháng nay nhưng chị An An (35 tuổi, ở quận 12, TP HCM) lại stress vì 'khủng hoảng' rụng tóc. Chưa bao giờ chị bị rụng tóc nhiều đến mức thấy lo lắng, mất ngủ như thế.

"Tóc rụng nhiều còn hơn cả khi mới sinh em bé xong" - chị An nói. Ngày trước, chị mất rất nhiều thời gian cho việc sấy tóc mỗi lần gội đầu xong, nay việc sấy chỉ mất 5 phút, bởi tóc rụng quá nhiều, búi tó chỉ có một nắm nhỏ.

Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, BS Nguyễn Quang Minh - Phó Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương - cho biết tình trạng rụng tóc tạm thời là bình thường sau khi bị sốt hoặc ốm, với COVID-19 cũng vậy.

Theo bác sĩ Minh, hỏi tiền sử của những bệnh nhân tới khám vì rụng tóc sau khi khỏi COVID-19 được 2-3 tháng, bác sĩ phát hiện điểm chung họ gặp chứng rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc. Đây là một dạng rụng tóc lan tỏa bất thường trong chu kỳ của nang tóc dẫn đến tóc rụng nhiều. Nó xảy ra khi nhiều sợi tóc hơn bình thường cùng lúc bước vào giai đoạn rụng (telogen) của vòng đời phát triển của tóc (bình thường chiếm khoảng 10% thì ở bệnh nhân có thể là 30%).

f0-rung-toc

Khi mắc COVID-19, bệnh nhân có thể bị sốt, căng thẳng. Đây cũng là nguyên nhân khiến lông, tóc rơi vào giai đoạn rụng hơn. Cơ chế bệnh sinh là do giai đoạn anagen rút ngắn. Dưới tác động của một số yếu tố như thuốc điều trị (thuốc chống co giật), sốt, các nang tóc đang ở giai đoạn anagen nhanh chóng chuyển sang giai đoạn telogen, gây biểu hiện rụng tóc sau 2 - 3 tháng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu ca bệnh, chùm ca bệnh năm 2021 đăng tải trên các tạp chí Dermatol Ther, Clin Cosmet Investig Dermatol cho thấy rụng tóc giai đoạn ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc có liên quan tới nhiễm virus SARS-CoV-2.

"COVID-19 có thể là một căn nguyên căng thẳng tâm lý xã hội và cũng là một yếu tố stress gây phản ứng tiền viêm, hình thành vi huyết khối ảnh hưởng đến nang tóc dẫn đến hiện tượng rụng tóc giai đoạn ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc, xảy ra trung bình 50 ngày sau nhiễm SARS-CoV- 2" - BS Minh phân tích.

Hầu hết mọi người đều thấy tóc rụng rõ rệt từ 2 -3 tháng sau khi bị nhiễm COVID-19. Một số ít tóc có thể bung ra khi tắm hoặc chải tóc. Sự rụng tóc này có thể kéo dài từ 6-9 tháng trước khi nó dừng lại. Hầu hết mọi người sau đó thấy tóc của họ bắt đầu trông bình thường trở lại và ngừng rụng.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Minh, để khắc phục điều này, cần phải có một thời gian để phục hồi. Điểm lạc quan ở đây là thường các nang tóc không bị ảnh hưởng quá mạnh gây mất nang trong quá trình nhiễm COVID-19, do đó cơ hội tóc mọc phát triển lại bình thường là khá cao.

Khi nào tóc mọc trở lại?

Tóc rụng rõ rệt từ hai đến ba tháng sau khi bị sốt hoặc nhiễm siêu vi. Một số ít trường hợp tóc có thể rụng khi tắm hoặc chải tóc. Rụng tóc có thể kéo dài từ 6 đến 9 tháng, sau đó ngưng rụng. Đa số trường hợp tóc bắt đầu trông bình thường trở lại và ngừng rụng sau khoảng thời gian này.

f0-rung-toc1

Nếu nguyên nhân khiến tóc rụng là sốt, bệnh tật hoặc căng thẳng, tóc có xu hướng tự trở lại bình thường sau khi các nguyên nhân trên được giải tỏa. Bạn chỉ cần cho tóc thêm thời gian mà không phải điều trị. Khi tóc mọc trở lại, bạn sẽ nhận thấy những sợi tóc ngắn ở vùng chân tóc.

Nếu bạn nghi ngờ tình trạng rụng tóc của mình là nguyên nhân nào đó khác không phải do căng thẳng hoặc sốt trong thời kỳ mắc Covid, nên gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị.

Theo bác sĩ Minh, để khắc phục điều này, cần một thời gian để phục hồi. Điểm lạc quan là thường các nang tóc không bị ảnh hưởng quá mạnh gây mất nang trong quá trình nhiễm Covid-19. Do đó cơ hội tóc mọc phát triển lại bình thường là khá cao.

Cách khắc phục

Bác sĩ Nguyễn Quang Minh (Phó Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết tình trạng rụng tóc tạm thời là bình thường sau khi bị sốt hoặc ốm, hay mắc Covid-19.

Để khắc phục, cần chăm sóc gội, sấy tóc nhẹ nhàng, hạn chế dùng các loại hóa chất tác động lên tóc. Người bị rụng tóc nên bổ sung thêm các yếu tố vi lượng, chất chống oxy hóa, kháng viêm tốt cho nang tóc, để nang tóc đủ dinh dưỡng phát triển trở lại. Các hoạt chất cần thiết như sắt, kẽm, vitamin nhóm 3B, Biotin (vitamin H), vitamin B5... bổ sung theo đường tại chỗ như dầu gội, tinh chất bôi thoa... hoặc đường uống.

Trường hợp nặng, cần điều trị bằng các thuốc phối hợp khác như minoxidil, huyến tương giàu tiểu cầu, các thủ thuật kích thích nang tóc phát triển... Hạn chế dùng các biện pháp truyền miệng dân gian, như dùng bia ủ qua đêm, vì các hoạt chất lên men, có cồn có thể không phù hợp với da đầu, gây trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc.

"Giải tỏa căng thẳng, áp lực tâm lý hậu Covid-19, thường xuyên tập thể dục, giữ tinh thần khỏe mạnh, vững vàng và lạc quan cũng là biện pháp hiệu quả giúp giảm rụng tóc", các bác sĩ khuyên.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link