Ghê sợ loài ký sinh trùng đang “ăn thịt” binh sĩ IS

19:00, Thứ hai 06/04/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Chỉ sau thời gian từ 3 đến 6 tuần ủ bênh trong người, các binh sĩ IS sẽ bị kỳ sinh trùng Leishmaniasis tấn công làm hoại tử da thịt họ.

Theo các chuyên gia, hiện binh sĩ của IS đang đối mặt với một loại ký sinh trùng nguy hiểm có tên Leishmaniasis làm hoại tử da thịt, gây sụt giảm nghiêm trọng khả năng chiến đấu của họ. 

Mô tả ảnh.
Ký sinh trùng Leishmaniasis đang tấn công binh sĩ IS. 

Qua nghiên cứu, Leishmaniasis là một loại ký sinh trùng đơn bào. Loại bệnh này được truyền từ động vật sang người chủ yếu là qua vết đốt của loài muỗi cát.

Vào năm 1901, bác sĩ W.B. Leishman phát hiện những sinh vật hữu cơ tấn công cơ thể người dẫn đến bệnh nhân tử vong do sốt Dumdum. Qua tìm hiểu, có đến 21 loại ký sinh trùng Leishmaniasis gây bệnh cho người khác nhau. 

Mô tả ảnh.
Loài muỗi cát lây lan dịch bệnh. 

Loại dịch bệnh này tấn công cơ thể người theo hướng Leishmaniasis ở da và Leishmaniasis toàn thân hay ở nội tạng. Thậm chí, sự lây nhiễm còn qua đường trực tiếp hoặc qua con đường truyền máu.

Theo các nhà khoa học, Leishmaniasis là loại ký sinh trùng lưỡng hình. Chúng tồn tại trong ruột của ruồi cát ở thể promastigotes với kích thước khoảng 10 - 20 micromet, hình thon dài, mỏng, có roi.

Mô tả ảnh.
Vết lở loét làm hủy hoại sức khỏe khiến binh sĩ IS giảm khả năng chiến đấu. 

Mỗi khi muỗi cát sẽ gây ra các biểu hiện lâm sàng ở ngoài da. Sau 3 đến 6 tuần ủ bệnh, trên cơ thể vật chủ sẽ xuất hiện nhiều vét loét ở da. Lúc này, Leishmaniasis lại tồn tại dưới dạng amastigote rồi làm tổ ở da, niêm mạc hoặc ở các cơ quan nội tạng (gan, lách, tủy xương). 

Sau một thời gian ngắn tấn công, Leishmaniasis liên tục sản sinh phá hủy nhiều tế bào của cơ thể con người, gây lở loét như mệng núi lửa, đáy lõm sâu có mô mọc thành hạt, xung quanh vết loét là vùng da dày, cứng.

Đặc biệt, trong điều kiện vệ sinh kém thì Leishmaniasis có khả năng lây lan rất nhanh. Khi bệnh nhân bị một vết thương hở sẽ bị các virus này xâm nhập, hủy hoại và lan rộng ra khu vực da thịt xung quanh. Do đó, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi rồi tử vong.

Mô tả ảnh.
Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. 

Theo thống kể của Mỹ, hàng năm có đến 50.000 người chết vì nhiễm bệnh Leishmania. Đây cũng là loại dịch bệnh gây tử vong cho cơ thể người thứ hai sau bệnh sốt rét. 

Để ngăn chặn, hạn chế mầm bệnh lây lan, các nhà khoa học đã chế tạo ra cách chưa trị bằng phương pháp hóa học trị liệu. Tuy nhiên, chi phí cho thuốc là quá đắt đỏ, thêm vào đó bệnh nhân sau khi bị điều trị cơ thể sẽ bị độc hại. Chính vì vậy, các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu, tìm hiểu những phương thuốc hiệu quả, chi phí thấp trong tương lai để chặn đứng dịch bệnh nguy hiểm này.

Thanh Hóa: Cấm bày bán chim trời trong vùng dịch gia cầm
Thanh Hóa: Cấm bày bán chim trời trong vùng dịch gia cầm
(Xã hội) - (Phunutoday) - Vừa qua, cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đang ráo riết ngăn chặn, xử lý dịch cúm gia cầm (H5N6).
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: mailt
TIN MỚI CẬP NHẬT