Các dịch bệnh đáng sợ đe dọa thế giới 2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) -Ebola, sởi, MERS- CoV... là các dịch bệnh đáng sợ, đe dọa thế giới trong năm 2014.

Đại dịch Ebola

Đại dịch Ebola là nỗi khiếp sợ của toàn nhân loại trong năm 2014. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến thời điểm hiện tại,Thế giới đã ghi nhận 17.900 trường hợp mắc, trong đó 6.395 trường hợp tử vong vì Ebola.

Mô tả ảnh.
Một bệnh nhân tử vong vì Ebola.

Sức tàn phá của đại dịch này mạnh đến nỗi, theo WHO, 70% dân số Tây Phi bị nhiễm Ebola. Các chuyên gia y tế còn cho rằng, trong trường hợp xấu nhất, số người mắc Ebola có thể sẽ đạt mức 1,4 triệu người vào tháng 1/2015. Được biết, Ebola bùng phát mạnh mẽ nhất là ở các vùng: Guinea, Liberia và Sierra Leone. Nhiều quốc gia thậm chí còn đặt lệnh giới nghiêm để đối phó với đại dịch này.

Mô tả ảnh.
Xác người chết vì Ebola nằm trên đường, không ai dám tới gần vì sợ bị lây.

Dịch virus Ebola (EVD) hay sốt xuất huyết Ebola (EHF) là tên gọi của một loại bệnh trên người có tỷ lệ tử vong cao đến 90%. Virus gây bệnh này có hàng loạt biến thể. Virus được đặt theo con sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên vào năm 1976.

Mô tả ảnh.
Bạo loạn xảy ra ở tâm dịch do người dân nơi đây quá sợ hãi trước dịch bệnh.

Virus Ebola tấn công mọi cơ quan và tế bào của cơ thể, ngoại trừ xương và cơ xương. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus Ebola vô hiệu hóa protein tetherin, loại protein có chức năng ngăn chặn sự lây lan của virus từ tế bào này sang tế bào khác, từ đó đẩy lùi hệ miễn dịch của cơ thể. Sau đó, chúng lấy tế bào này làm nơi sản xuất một lượng lớn virion (hạt virus). Những virion này sau đó sẽ được phóng ra để nhiễm vào các tế bào khác và ngày càng lan rộng ra khắp cơ thể.

Mô tả ảnh.
Càng ngày, số người chết vì Ebola càng tăng.

Virus Ebola gây ra các cục máu đông nhỏ trong máu của bệnh nhân; cục máu ngày càng nhiều lên và dòng chảy của máu chậm lại. Các cục máu đông bị tắc vào các mạch máu hình thành lên các đốm đỏ trên da bệnh nhân. Những đốm đỏ này sẽ ngày càng to khi bệnh càng nặng. Ngoài ra, chúng còn cản trở dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể như gan, não, phổi, thận, ruột, mô vú, tinh hoàn…của bệnh nhân.

Mô tả ảnh.
Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra vacxin phòng ngừa Ebola.

Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và những vết hở trên da. Bệnh nhân sẽ chết do mất quá nhiều máu, suy thận, hoặc bị sốc. Bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 90%.

Tính đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra vacxin Ebola. Các hoạt động thử nghiệm vacxin Ebola vẫn đang được các nhà khoa học đẩy mạnh.

Dịch sởi

Năm 2014 là năm dịch sởi đã xảy ra trên hơn 100 quốc gia trên thế giới, kể cả tại những quốc gia đã loại trừ được căn bệnh này như Mỹ, Canada, Úc, ...

Mô tả ảnh.
Nỗi đau của gia đình có con tử vong vì bệnh sởi.

Bệnh sởi có tên tiếng Anh là measles hoặc rubeola, do virus cấp tính gây ra, thường xảy ra dịch lây vào mùa xuân. Sởi ít khi biểu hiện thầm lặng. Trước khi có vaccine sởi, lứa tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 5 đến 10 tuổi.

Sởi có khả năng lây lan rất cao (90%) trên những người chưa có miễn dịch (chưa tiêm vaccine, chưa bị sởi lần đầu) qua đường hô hấp (lây từ người bệnh ho, nói chuyện hoặc tiếp xúc thông thường).

Mô tả ảnh.
Bệnh viện Nhi Trung Ương quá tải vì bệnh nhi nhập viện do sởi quá nhiều.

Bệnh sởi không có biện pháp điều trị chuyên biệt nào cả. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Điều trị sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng. Với thể sởi lành tính, điều trị tại nhà.

Mô tả ảnh.
Dư luận chỉ trích rất nhiều về hành động giấu dịch, ứng phó chậm với dịch sởi của Bộ Y tế.

Ở Việt Nam, tính đến tháng 11/2014, cả nước có 36.200 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó hơn 5.800 nghìn trường hợp được xác định mắc sởi, 147 trường hợp tử vong.

Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông

Giữa năm 2014, số người mắc, tử vong do viêm đường hô hấp cấp tính tại vùng Trung Đông (MERS- CoV) gia tăng nhanh trên thế giới. Tính đến tháng 7/2014, trên thế giới đã ghi nhận 636 bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp cấp tính do virus Corona nguy hiểm (MERS - CoV), trong đó 193 trường hợp đã tử vong tại 20 quốc gia.

Mô tả ảnh.
MERS- CoV bắt nguồn từ lạc đà.

Bệnh MERS - CoV được so sánh với bệnh SARS đã cướp đi sinh mạng của trên 800 người năm 2003. Giống như SARS, phần lớn bệnh nhân mắc MERS - CoV có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp gây viêm phổi, sốt cao, ho và khó thở. Nguy hiểm hơn, virus có thể gây suy thận, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần (lâu hơn cả SARS) và tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh lên tới hơn 50%.

Mô tả ảnh.
Nhiều quốc gia e ngại dịch MERS- CoV bùng phát qua con đường du lịch.

Bệnh MERS - CoV khiến các nước trên thế giới lo ngại. Thậm chí, Bộ Y tế Việt Nam còn ap dụng tờ khai y tế tại sân bay, kiểm soát chặt bệnh viêm đường hô hấp cấp tính vùng Trung Ðông tràn vào Việt Nam.

Xúc động bệnh nhân Ebola nhí 3 tuổi cầu hôn nữ y tá làm vợ
Bệnh nhân Ebola nhí Ibrahim, 3 tuổi đã cầu hôn với nữ y tá chăm sóc cậu bé ngay sau khi vừa bình phục.
 
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn