Lầm tưởng với suy nghĩ sừng tê giác có thể chữa được "bách bệnh" nên con người đang dần đẩy tê giác vào thảm họa tuyệt chủng. Để ngăn chặn, các nhà chức trách đã quyết định thực hiện dự án Rhino Rescue Project (Dự án Giải cứu tê giác).
Thực tế, các nhà nghiên cứu đã quyết định bơm một loại chất độc không gây hại đến sinh hoạt, sinh nở vào sừng của loài tê giác. Việc này để ngăn chặn việc các tay săn bắn tê giác, nhu cầu mua tê giác được hạn chế.
Các nhà chức trách đang bơm chất độc vào sừng tê giác. |
Theo tài liệu nghiên cứu, trong năm 2014 đã có tới 1.200 con tê giác chết do nạn săn bắt ở Nam Phi. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc lại tăng theo cấp số nhân. Chính vì vậy, nếu không thực hiện việc bảo vệ tê giác sẽ đẩy loài vật này bên bờ vực tuyệt chủng.
Trước khi bơm chất độc vào sừng tê giác, các nhà nghiên cứu đã thử trên cơ thể con bò. Sau một thời gian bơm thuốc độc, loài bò vẫn sinh nở, hoạt động bình thường nhưng chất độc tại sừng thì vẫn được bảo lưu.
Tê giác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. |
Trao đổi về dự án, bác sĩ Charles Van Niekerk, Giám đốc điều hành của Tổ chức Động vật hoang dã cho biết: “Chất ectoparasiticides trên hạng mục đăng ký sử dụng không dành cho mục đích sử dụng của con người vì sự độc hại. Tuy nhiên, với tê giác chất này là vô hại, ectoparasiticides và thuốc nhuộm không phai màu sẽ làm nhiễm độc sâu và làm bẩn sừng tê giác, khiến nó không còn hữu dụng cho việc chữa bệnh cũng như trang trí. Bên cạnh đó, một mẫu DNA của tê giác sẽ được lấy và ba vi mạch nhận dạng được cấy vào sừng và cơ thế của tê giác. Việc gắn vi mạch theo dõi cũng tăng cường các biện pháp an ninh bảo vệ chúng”.
Chung tay bảo vệ loài vật đứng trước bờ vực tuyệt chủng. |
Cũng theo bác sĩ Charles, chất độc ectoparasiticides không nguy hại đến cơ thể tê giác nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ thể người. Nếu người uống một lượng nhỏ thuốc độc này sẽ có hiện tượng nôn mửa, co giật... nếu hàm lượng cao có thể sẽ dẫn đến tử vong. Đặc biệt, người đang bị bệnh mà sử dụng sừng tê giác có độc tố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Qua tìm hiểu, chất độc được bơm vào sừng tê giác bằng dụng cụ có áp suất rất lớn và van một chiều, giúp ngăn chất lỏng thoát khỏi các lỗ khoan nhỏ, sau 10 đến 15 phút việc bơm chất độc hoàn tất.
Sừng tê giác được cấy một số kim loại có thể bị phát hiện khi di chuyển bằng hàng không. |
Chất độc sau khi được bơm vào sừng tê giác thì sẽ lan tỏa trong cấu trúc của sừng tê giác. Chất độc sẽ lưu lại trên sừng tê giác khoảng 3 đến 4 năm (một chu kỳ phát triển đầy đủ của sừng). Sau đó, chất chất ectoparasiticides và thuốc nhuộm có khả năng tự phân hủy, vì vậy sẽ không ảnh đến sức khỏe loài vật này.
Ngoài ra, sừng tê giác cũng được cấy kim loại nặng và các vật liệu huỳnh quang dưới tia UV (dùng riêng cho mục đích quân sự). Với hai chất này, khi buôn bán, vận chuyển sừng tê giác bằng đường hàng không sẽ bị phát hiện qua máy quét tại sân bay.
Trước nguy cơ loài tê giác bị tuyệt chủng, các cơ quan chức năng trên toàn thế giới đang kêu gọi dư luận thế giới chung tay bảo vệ loài vậy này. Đồng thời, truyền thông điệp đến những người có ý nghĩ dùng sừng tê giác để chữa bệnh, tránh tình trạng mất mạng vì sừng tê giác đã được bơm chất độc.
Cận cảnh xác ướp tê giác lông mịn con đầu tiên trên thế giới (Khám phá) - (Phunutoday) - Mới đây, một người thợ săn đã bất ngờ phát hiện xác ướp tê giác lông mịn quý hiếm đã tuyệt chủng cách đây 10.000 năm. |