(Phunutoday) - Hiện tại, Anh có thể không phải là một cường quốc như Mỹ. Tuy nhiên, đó không phải là điều đã xảy ra trong quá khứ. Bởi lẽ, hẳn bạn cũng biết rằng thứ ngôn ngữ mà người Mỹ sử dụng chính là tiếng Anh. Chỉ ba thế kỷ trước, đây chính là nơi bắt đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp biến nước Anh trở thành một đế quốc cực kỳ hùng mạnh, có thuộc địa trên khắp thế giới và được mệnh danh là “đất nước mà mặt trời không bao giờ lặn”.
Có thể nói không ngoa rằng, Anh quốc chính là “kẻ thai nghén” nền văn minh công nghiệp của nhân loại. Tuy nhiên, điều quan trọng là vì sao nước Anh chứ không phải là Pháp - đất nước của những nhà thơ - hay nước Đức - quốc gia của những nhà triết học - lại có được “sứ mệnh” cao cả ấy? Người ta nói rằng, điều này bắt nguồn từ thủ đô London - thành phố lớn nhất của xứ sở sương mù này…
1. Nếu như nói rằng làm nên sự lớn mạnh và danh tiếng của nước Anh chính là London thì cũng có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, yếu tố tạo nên vai trò của London chính là dòng sông Thames. Chính nhờ “con rồng ngàn dặm” này, nước Anh mới có thể trở thành “kẻ thai nghén” nền văn minh công nghiệp hiện đại và cũng thai nghén luôn cả nước Mỹ sau này. Chính vì vậy, nói về phong thủy của London, không thể không nói tới vai trò của sông Thames.
Từ thế kỷ thứ 4, thứ 5 trước Công nguyên, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, London bắt đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, diện tích London chỉ vẻn vẹn nằm trong bức tường phòng ngự dài 3,5km, còn nhỏ hơn phần trung tâm của London hiện nay. Mãi cho tới thế kỷ 15, 16, London mới bắt đầu phát triển và có quy hoạch. Bắt đầu từ thời điểm này, đặc điểm quan trọng nhất trong bố cục của London được hình thành, đó chính là trục trung tâm.
London hình thành là nhờ vào điều kiện thuận lợi mà con sông Thames mang tới. Vì vậy, ngay từ lúc đó, tất cả các khu thương mại, trung tâm chính trị cũng như công nghiệp của London đều hình thành và tập trung ở hai bên bờ con sông này. Nhờ vậy, sông Thames dần trở thành trục trung tâm của Loddon.
Tuy nhiên, dù đã bắt đầu hình thành trục trung tâm, song lúc này, London vẫn phát triển rất hỗn tạp. Cho tới thế kỷ thứ 18, tất cả các lĩnh vực từ tài chính, chính trị cho tới kinh tế của London đều phát triển tới cực thịnh. Đây cũng chính là thời kỳ phát triển quan trọng nhất trong lịch sử phát triển và quy hoạch của thủ đô xứ sở sương mù.
Nói đặc điểm quan trọng nhất trong bố cục của London là trục trung tâm, thực ra có hai ý nghĩa. Ngoài dòng sông Thames là trục của thành phố này, bản thân London cũng là một trục trung tâm. London chính là trục trung tâm của thế giới. Vào thời điểm phát triển phồn thịnh nhất của mình, văn hóa của London - văn hóa nước Anh - đã được người Anh mang tới tất cả những quốc gia thuộc địa và nửa thuộc địa.
Sẽ chẳng có gì phải ngạc nhiên nếu như rất nhiều quốc gia trên thế giới đều nói tiếng Anh như một thứ tiếng mẹ đẻ và rất nhiều bộ luật của nhiều quốc gia được xây dựng trên bộ luật của nước Anh từ thế kỷ 18. Những điều này là một bằng chứng rất rõ ràng rằng London đã, và cho tới nay, vẫn nằm ở trục trung tâm của thế giới.
London có thể phân ra làm ba bộ phận: thành London, nội London và ngoại London. Ngoài ra, cũng có thể phân London thành Tây London, Đông London, khu Nam và khu cảng. Mặc dù sông Thames chảy vào London ở phía Tây và đổ ra Biển Bắc ở phía Đông London, tuy nhiên, không giống như những thành phố ven sông khác, bố cục của London lại không phân thành hai nửa Nam - Bắc mà phân thành hai khu Đông - Tây rất rõ rệt.
Khu Tây London chính là trung tâm chính trị của nước Anh. Cung điện Buckingham, đại lộ Whitehall, Quốc hội cho tới văn phòng các bộ ngành đầu não của nước Anh đều tập trung ở khu vực này.
Trong khi đó, khu Đông là nơi tập trung các khu công nghiệp, khu nhà ở của công nhân. Chúng ta đều biết rằng, London là một thành phố công nghiệp đầu tiên và lâu đời bậc nhất trên thế giới. Đây chính là khu vực tạo nên sự giàu có của London. Người ta gọi bố cục đặc biệt này của London chính là “Đông phú, Tây quý” (Phía Đông giàu, phía Tây sang).
Nguyên nhân đương nhiên vẫn bắt nguồn từ sông Thames. Sau khi tập trung rất nhiều nhánh sông nhỏ, sông Thames chảy vào London ở cửa ngõ phía Tây. Nằm ở đúng vị trí sông Thames bắt đầu lớn lên, khu Tây trở thành nơi tích tụ được nhiều năng lượng và nguyên khí hơn phía Đông. Điều này dễ lý giải vì sao tất cả các cơ quan đầu não từ chính phủ cho tới hoàng cung của nước Anh đều tập trung tại khu vực phía Tây này.
Nếu như sông Thames đóng vai trò như một con “thủy long” mang tiền tài đến cho London thì dãy Pennines chính là con “thổ long” mang tới sự vững bền cho thành phố này. Dãy núi Pennines khi chạy tới London thì “kết huyệt”. Tuy nhiên, giống như tất cả các quá trình khác diễn ra trong tự nhiên, quá trình “kết huyệt” này cũng cần phải có một giai đoạn quá độ. Tuy nhiên, dù chỉ là quá độ nhưng nó có một vai trò cực kỳ quan trọng, bởi toàn bộ năng lượng của “long mạch” chạy tới nơi đây đều tập trung vào “điểm quá độ” này. Điểm quá độ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bố cục phong thủy của London chính là ngọn đồi nổi tiếng Notting.
Đồi Notting nằm ở ngoại ô phía Tây của London. Đây là nơi có thể để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, bởi lẽ ở ngay một thành phố cổ kính và vào loại lâu đời nhất của châu Âu này, người ta lại có thể bắt gặp rất nhiều màu sắc của các dân tộc khác nhau.
Tại khu đồi Notting, bạn có thể ăn món thịt nướng Hawaii, cũng có thể mua được những đồ trang sức bằng đá của người châu Phi, có thể gặp những người đến từ khắp nơi trên thế giới. Điều đó chứng tỏ một khả năng dung hòa cực kỳ lớn của khu đồi Notting.
Có được khả năng ấy, như đã nói, là vì đồi Notting nằm ở đúng vị trí quá độ của dãy Pennines trước khi “kết huyệt” tại London. Chính nhờ nằm ở vị trí “quá độ” này, đồi Notting đóng vai trò như một cây cầu trung chuyển, mang toàn bộ nguyên khí mà mạch núi Pennines mang tới chuyển cho London. Nói đồi Notting có vai trò đặc biệt trong sự phát triển của London cũng là vì lý do này.
2. Ngoài sông Thames và đồi Notting, để tạo nên sự thịnh vượng của London còn một yếu tố khác chính là “bốn con đường hoàng gia” nối từ trung tâm London ra bốn hướng. Trong phong thủy, đường là một khái niệm cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng vô cùng lớn tới bố cục cũng như kiến trúc của một thành phố.
Thậm chí, các chuyên gia phong thủy còn coi những con đường thư một thứ “hư thủy” (đóng vai trò như nước, đại diện cho tiền tài). Tuy nhiên, những con đường cũng có tính hai mặt. Ngoài việc mang tới những điều tốt lành, nó cũng có thể mang tới những tác động ngược lại.
Vào thời cổ đại, những người ý thức được vai trò của những con đường trong sự hưng thịnh của một thành phố không hề nhiều. Tuy nhiên, một khi họ nhận thức được điều này thì chắc chắn đế quốc của họ sẽ trở nên cực kỳ hưng thịnh. La Mã là một ví dụ. Hẳn nhiều người đều biết câu ngạn ngữ “Mọi ngả đường đều dẫn tới La Mã”.
Trên thực tế, mãi cho tới thời hiện đại, khi đế quốc La Mã đã lùi xa vào quá khứ, câu ngạn ngữ này mới có hàm nghĩa về tính duy nhất của chân lý, còn ở thời đại lúc bấy giờ, nó hoàn toàn mang nghĩa phản ánh kết cấu và quy hoạch của La Mã.
Với bốn con đường hoàng gia bắt đầu từ trung tâm London và hướng ra ngoài ở các hướng khác nhau, bố cục của London có nhiều nét tương tự với bố cục đường phố của đế quốc La Mã cổ xưa. Tuy nhiên, bốn con đường hoàng gia này tự thân nó cũng mang theo những nội hàm riêng.
Theo các nhà phong thủy, bốn con đường hoàng gia của London mang đậm hàm nghĩa “Tứ tượng” của phong thủy truyền thống phương Đông. Người phương Đông chia vũ trụ thành bốn khu vực Đông - Tây - Nam - Bắc. Trong đó, phía Đông được gọi là Thanh Long tượng, phía Bắc được gọi là Huyền Vũ tượng, phía Tây gọi là Bạch Hổ tượng, phía Nam gọi là Chu Tước tượng, hợp lại gọi là “Tứ tượng”. Trong lý luận phong thủy, tứ tượng cũng được gọi là tứ linh, trực tiếp chỉ bốn linh vật.
Ở đây, bốn con đường hoàng gia xuất phát từ trung tâm London, tỏa ra bốn hướng khác nhau, vì vậy nó mang hàm nghĩa của “tứ tượng”. Hơn nữa, từ bốn con đường lớn này đã giúp cho London hình thành một mạng lưới đường xá giao thông, tạo thành một hệ thống giống như Nhị thập bát tú của tứ tượng.
Vì vậy, cách kết cấu của London giúp tạo nên một sự hòa hợp nhịp nhàng về mặt ý nghĩa với những vì sao trên bầu trời. Và chính sự hòa hợp này đã đem lại cho London một năng lượng vượt trội hơn hẳn những thành phố khác.
Có dòng sông Thames chảy xuyên qua trung tâm, là nơi “kết huyệt” của mạch núi Pennines, những người Anh còn rất khéo léo và có đầu óc trong chuyện quy hoạch thủ đô của mình. Chính những yếu tố này giúp London có được cả thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Điều đó lý giải vì sao trong suốt thế kỷ 18 - 19, nước Anh luôn là cường quốc số một trên thế giới.
Hải Phong
Có thể nói không ngoa rằng, Anh quốc chính là “kẻ thai nghén” nền văn minh công nghiệp của nhân loại. Tuy nhiên, điều quan trọng là vì sao nước Anh chứ không phải là Pháp - đất nước của những nhà thơ - hay nước Đức - quốc gia của những nhà triết học - lại có được “sứ mệnh” cao cả ấy? Người ta nói rằng, điều này bắt nguồn từ thủ đô London - thành phố lớn nhất của xứ sở sương mù này…
1. Nếu như nói rằng làm nên sự lớn mạnh và danh tiếng của nước Anh chính là London thì cũng có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, yếu tố tạo nên vai trò của London chính là dòng sông Thames. Chính nhờ “con rồng ngàn dặm” này, nước Anh mới có thể trở thành “kẻ thai nghén” nền văn minh công nghiệp hiện đại và cũng thai nghén luôn cả nước Mỹ sau này. Chính vì vậy, nói về phong thủy của London, không thể không nói tới vai trò của sông Thames.
Từ thế kỷ thứ 4, thứ 5 trước Công nguyên, nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, London bắt đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, diện tích London chỉ vẻn vẹn nằm trong bức tường phòng ngự dài 3,5km, còn nhỏ hơn phần trung tâm của London hiện nay. Mãi cho tới thế kỷ 15, 16, London mới bắt đầu phát triển và có quy hoạch. Bắt đầu từ thời điểm này, đặc điểm quan trọng nhất trong bố cục của London được hình thành, đó chính là trục trung tâm.
London hình thành là nhờ vào điều kiện thuận lợi mà con sông Thames mang tới. Vì vậy, ngay từ lúc đó, tất cả các khu thương mại, trung tâm chính trị cũng như công nghiệp của London đều hình thành và tập trung ở hai bên bờ con sông này. Nhờ vậy, sông Thames dần trở thành trục trung tâm của Loddon.
Tuy nhiên, dù đã bắt đầu hình thành trục trung tâm, song lúc này, London vẫn phát triển rất hỗn tạp. Cho tới thế kỷ thứ 18, tất cả các lĩnh vực từ tài chính, chính trị cho tới kinh tế của London đều phát triển tới cực thịnh. Đây cũng chính là thời kỳ phát triển quan trọng nhất trong lịch sử phát triển và quy hoạch của thủ đô xứ sở sương mù.
Nói đặc điểm quan trọng nhất trong bố cục của London là trục trung tâm, thực ra có hai ý nghĩa. Ngoài dòng sông Thames là trục của thành phố này, bản thân London cũng là một trục trung tâm. London chính là trục trung tâm của thế giới. Vào thời điểm phát triển phồn thịnh nhất của mình, văn hóa của London - văn hóa nước Anh - đã được người Anh mang tới tất cả những quốc gia thuộc địa và nửa thuộc địa.
Sẽ chẳng có gì phải ngạc nhiên nếu như rất nhiều quốc gia trên thế giới đều nói tiếng Anh như một thứ tiếng mẹ đẻ và rất nhiều bộ luật của nhiều quốc gia được xây dựng trên bộ luật của nước Anh từ thế kỷ 18. Những điều này là một bằng chứng rất rõ ràng rằng London đã, và cho tới nay, vẫn nằm ở trục trung tâm của thế giới.
London có thể phân ra làm ba bộ phận: thành London, nội London và ngoại London. Ngoài ra, cũng có thể phân London thành Tây London, Đông London, khu Nam và khu cảng. Mặc dù sông Thames chảy vào London ở phía Tây và đổ ra Biển Bắc ở phía Đông London, tuy nhiên, không giống như những thành phố ven sông khác, bố cục của London lại không phân thành hai nửa Nam - Bắc mà phân thành hai khu Đông - Tây rất rõ rệt.
Khu Tây London chính là trung tâm chính trị của nước Anh. Cung điện Buckingham, đại lộ Whitehall, Quốc hội cho tới văn phòng các bộ ngành đầu não của nước Anh đều tập trung ở khu vực này.
Trong khi đó, khu Đông là nơi tập trung các khu công nghiệp, khu nhà ở của công nhân. Chúng ta đều biết rằng, London là một thành phố công nghiệp đầu tiên và lâu đời bậc nhất trên thế giới. Đây chính là khu vực tạo nên sự giàu có của London. Người ta gọi bố cục đặc biệt này của London chính là “Đông phú, Tây quý” (Phía Đông giàu, phía Tây sang).
Nguyên nhân đương nhiên vẫn bắt nguồn từ sông Thames. Sau khi tập trung rất nhiều nhánh sông nhỏ, sông Thames chảy vào London ở cửa ngõ phía Tây. Nằm ở đúng vị trí sông Thames bắt đầu lớn lên, khu Tây trở thành nơi tích tụ được nhiều năng lượng và nguyên khí hơn phía Đông. Điều này dễ lý giải vì sao tất cả các cơ quan đầu não từ chính phủ cho tới hoàng cung của nước Anh đều tập trung tại khu vực phía Tây này.
Nếu như sông Thames đóng vai trò như một con “thủy long” mang tiền tài đến cho London thì dãy Pennines chính là con “thổ long” mang tới sự vững bền cho thành phố này. Dãy núi Pennines khi chạy tới London thì “kết huyệt”. Tuy nhiên, giống như tất cả các quá trình khác diễn ra trong tự nhiên, quá trình “kết huyệt” này cũng cần phải có một giai đoạn quá độ. Tuy nhiên, dù chỉ là quá độ nhưng nó có một vai trò cực kỳ quan trọng, bởi toàn bộ năng lượng của “long mạch” chạy tới nơi đây đều tập trung vào “điểm quá độ” này. Điểm quá độ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bố cục phong thủy của London chính là ngọn đồi nổi tiếng Notting.
Đồi Notting nằm ở ngoại ô phía Tây của London. Đây là nơi có thể để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, bởi lẽ ở ngay một thành phố cổ kính và vào loại lâu đời nhất của châu Âu này, người ta lại có thể bắt gặp rất nhiều màu sắc của các dân tộc khác nhau.
Tại khu đồi Notting, bạn có thể ăn món thịt nướng Hawaii, cũng có thể mua được những đồ trang sức bằng đá của người châu Phi, có thể gặp những người đến từ khắp nơi trên thế giới. Điều đó chứng tỏ một khả năng dung hòa cực kỳ lớn của khu đồi Notting.
Có được khả năng ấy, như đã nói, là vì đồi Notting nằm ở đúng vị trí quá độ của dãy Pennines trước khi “kết huyệt” tại London. Chính nhờ nằm ở vị trí “quá độ” này, đồi Notting đóng vai trò như một cây cầu trung chuyển, mang toàn bộ nguyên khí mà mạch núi Pennines mang tới chuyển cho London. Nói đồi Notting có vai trò đặc biệt trong sự phát triển của London cũng là vì lý do này.
2. Ngoài sông Thames và đồi Notting, để tạo nên sự thịnh vượng của London còn một yếu tố khác chính là “bốn con đường hoàng gia” nối từ trung tâm London ra bốn hướng. Trong phong thủy, đường là một khái niệm cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng vô cùng lớn tới bố cục cũng như kiến trúc của một thành phố.
Thậm chí, các chuyên gia phong thủy còn coi những con đường thư một thứ “hư thủy” (đóng vai trò như nước, đại diện cho tiền tài). Tuy nhiên, những con đường cũng có tính hai mặt. Ngoài việc mang tới những điều tốt lành, nó cũng có thể mang tới những tác động ngược lại.
Vào thời cổ đại, những người ý thức được vai trò của những con đường trong sự hưng thịnh của một thành phố không hề nhiều. Tuy nhiên, một khi họ nhận thức được điều này thì chắc chắn đế quốc của họ sẽ trở nên cực kỳ hưng thịnh. La Mã là một ví dụ. Hẳn nhiều người đều biết câu ngạn ngữ “Mọi ngả đường đều dẫn tới La Mã”.
Trên thực tế, mãi cho tới thời hiện đại, khi đế quốc La Mã đã lùi xa vào quá khứ, câu ngạn ngữ này mới có hàm nghĩa về tính duy nhất của chân lý, còn ở thời đại lúc bấy giờ, nó hoàn toàn mang nghĩa phản ánh kết cấu và quy hoạch của La Mã.
Với bốn con đường hoàng gia bắt đầu từ trung tâm London và hướng ra ngoài ở các hướng khác nhau, bố cục của London có nhiều nét tương tự với bố cục đường phố của đế quốc La Mã cổ xưa. Tuy nhiên, bốn con đường hoàng gia này tự thân nó cũng mang theo những nội hàm riêng.
Theo các nhà phong thủy, bốn con đường hoàng gia của London mang đậm hàm nghĩa “Tứ tượng” của phong thủy truyền thống phương Đông. Người phương Đông chia vũ trụ thành bốn khu vực Đông - Tây - Nam - Bắc. Trong đó, phía Đông được gọi là Thanh Long tượng, phía Bắc được gọi là Huyền Vũ tượng, phía Tây gọi là Bạch Hổ tượng, phía Nam gọi là Chu Tước tượng, hợp lại gọi là “Tứ tượng”. Trong lý luận phong thủy, tứ tượng cũng được gọi là tứ linh, trực tiếp chỉ bốn linh vật.
Ở đây, bốn con đường hoàng gia xuất phát từ trung tâm London, tỏa ra bốn hướng khác nhau, vì vậy nó mang hàm nghĩa của “tứ tượng”. Hơn nữa, từ bốn con đường lớn này đã giúp cho London hình thành một mạng lưới đường xá giao thông, tạo thành một hệ thống giống như Nhị thập bát tú của tứ tượng.
Vì vậy, cách kết cấu của London giúp tạo nên một sự hòa hợp nhịp nhàng về mặt ý nghĩa với những vì sao trên bầu trời. Và chính sự hòa hợp này đã đem lại cho London một năng lượng vượt trội hơn hẳn những thành phố khác.
Có dòng sông Thames chảy xuyên qua trung tâm, là nơi “kết huyệt” của mạch núi Pennines, những người Anh còn rất khéo léo và có đầu óc trong chuyện quy hoạch thủ đô của mình. Chính những yếu tố này giúp London có được cả thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Điều đó lý giải vì sao trong suốt thế kỷ 18 - 19, nước Anh luôn là cường quốc số một trên thế giới.
Hải Phong