Hầm nước xương đừng tưởng cho muối lúc nào cũng được, học ngay cách này để nước xương vừa trong vừa đậm đà

( PHUNUTODAY ) - Không phải ai cũng biết rằng thời điểm cho muối khi hầm xương sẽ quyết định đến việc nước xương có trong và thơm hay không.

Với những món nước như canh, lẩu, cháo hay bún phở, nước hầm xương là một “nhân tố” vô cùng quan trọng để món ăn có vị ngon ngọt, đậm đà. Bạn có thể chế biến nhiều món ngon từ nước hầm xương như canh khoai tây hầm xương, canh đu đủ hầm xương, canh măng nấu xương, phở bò…

Mặc dù đã làm “giống y” ngoài tiệm nhưng nhiều người vẫn thắc mắc vì sao nước hầm xương của mình không được ngon ngọt và vẫn có mùi hôi tnah khó chịu. Trên thực tế, để nước hầm xương trong, thơm và béo ngậy hấp dẫn, bạn không cần nêm nếm quá nhiều gia vị và cần biết thời điểm thích hợp để thêm muối vào. Cùng Phụ Nữ Today học cách hầm xương ngon đúng điệu theo cách đơn giản dưới đây nhé.

Empty

Cách hầm xương lợn

1. Nguyên liệu chuẩn bị

- Xương ống lợn: 4kg

- Gừng: 20 gram

2. Cách hầm xương lợn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Xương ống sau khi mua về cần ngâm trong nước sạch khoảng 3 giờ đồng hồ. Trong thời gian ngâm xương, cần thay nước một lần ở giữa rồi mang xương đi rửa sạch. Nhờ thao tác này mà bạn có thể loại bỏ được máu và mùi tanh trong xương lợn.

- Cạo vỏ gừng, rửa lại với nước sạch và mang thái sợi.

Bước 2: Chần sơ xương lợn

- Đặt nồi lên bếp, cho xương đã rửa sạch vào nồi rồi thêm lượng nước sao cho ngập mặt xương là được.

- Thả thêm gừng thái sợi vào nồi nước hầm xương và đun trên lửa lớn khoảng 10 phút. Vừa đun vừa dùng một chiếc thìa to để hớt sạch bọt nổi lên. Bọt này là máu thừa trong xương nên bạn cần vớt sạch để xương không còn mùi tanh đặc trưng.

Empty

Bước 3: Hầm xương

- Vớt xương ra rửa lại với nước ấm rồi để riêng. Tiếp tục cho xương ống đã chần vào một chiếc nồi khác, thêm nước nóng vào và đun trong lửa liu riu không đậy nắp. Nếu thấy nước hầm xương vẫn có bọt máu nổi ở giữa thì phải vớt sạch cho hết mùi tanh. Khi hầm xương ống, nếu thấy nước cạn dần thì thêm nước sôi vào nồi.

- Sau khi hầm xương khoảng 3 tiếng, bạn sẽ thấy nước hầm có màu trắc sữa. Khi nước hầm có màu sắc phù hợp với mong muốn, bạn không cần phải thêm nước vào.

- Hầm thêm khoảng 10 phút bạn sẽ thấy nước xương ngày một đặc hơn. Khi đó chỉ cần nêm nếm thêm một chút muối là được. Bước này vô cùng quan trọng vì nếu cho muối vào sớm, nước xương hầm sẽ không có màu trắng trong và mất đi mùi thơm hấp dẫn.

Lúc này, bạn đã có một nồi nước hầm xương “đạt chuẩn” và rất thích hợp để làm nước lẩu, nấu canh, nấu bún phở hoặc nấu cháo…

Empty

3. Lưu ý khi hầm xương ống

- Để nước hầm xương có màu trắng sữa, bạn cần ngâm xương khoảng 3 giờ đồng hồ để loại bỏ đi máu và mùi tanh vốn có của xương lợn.

- Nên chần sơ xương sau khi ngâm nước để loại bỏ các tạp chất trong xương và khử được mùi tanh của xương lợn.

- Cần hầm xương trong lửa vừa và không nên đậy vung nồi. Khi thấy nước trong nồi cạn bớt thì thêm nước sôi vào. Sau khoảng 3 giờ đồng hồ hầm xương, bạn sẽ thấy nước xương chuyển sang màu trắng sữa béo ngậy.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link