Hàng triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường: 5 dấu hiệu cảnh báo sớm nhiều người chủ quan bỏ qua

( PHUNUTODAY ) - Khi thấy những dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm vì đó là tín hiệu cảnh báo cơ thể có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường

Mệt mỏi quá mức

Nếu bạn đã ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức thì hãy cảnh giác với bệnh tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường thường cảm thấy mất nước và mệt mỏi dù họ không làm việc nặng nhọc hay phải gắng sức.

5-dau-hieu-canh-bao-som-tieu-duong-phunutoday-01

Đi tiểu thường xuyên

Khi có lượng đường trong máu cao, thận không thể hoạt động đúng cách. Khi đó, đường sẽ tích tụ trong nước tiểu. việc này gây ra hiện tượng đi tiểu thường xuyên. Ngoài ra nó còn dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men.

Nếu bạn cảm thấy tần suất đi tiểu của mình tăng lên bất thường, tốt nhất nên đi kiểm tra sức khỏe.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Khi lượng đường trong máu tăng cao, trọng lượng cơ thể có thể giảm đi. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Khi đó, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy các chất béo dự trữ và có thể gây ra giảm cân.

Nếu bạn không ăn kiêng hay cố gắng tập luyện để giảm cân mà trọng lượng vẫn tụt nhanh chóng, không rõ nguyên nhân thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

5-dau-hieu-canh-bao-som-tieu-duong-phunutoday-02

Thị lực giảm

Lượng đường trong máu cao có ảnh hưởng tiêu cực tới thị lực của bạn. Nó làm tăng nguy cơ mất thị lực. Nếu có sự thay đổi đột ngột về thị lực, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Thay đổi trên da

Kháng insuline có thể dẫn tới thay đổi sắc tố da, đặc biệt là vùng xung quanh cổ, các vùng khớp và chân. Nếu cảm thấy da bị sẩm đột ngột, hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân xem đó có phải là do tiểu đường hay không.

4 thói quen ăn uống gây ra bệnh tiểu đường

Bỏ bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó không chỉ cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày mà còn giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Việc nìn đói sẽ làm tăng những phản ứng phá hủy lượng insulin và khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

Ăn ít rau

Rau xanh chứa nhiều chất xơ không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn làm chậm hấp thụ đường vào máu, giảm sự sản sinh insulin của tuyến tụy.

5-dau-hieu-canh-bao-som-tieu-duong-phunutoday-03

Hãy bổ sung các loại rau có màu xanh dậm như rau bina, bông cải xanh... và đừng queyen ăn thêm các loại trái cây giàu chất oxy hóa như dâu tây, việt quất... để kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp, bảo vệ sức khỏe.

Ăn nhiều đồ ngọt và đồ ăn nhanh

Các loại bánh ngọt có hương vị hấp dẫn nhưng chúng chứa quá nhiều đường, không hề có lợi cho sức khỏe. Bạn nên thay thế bánh ngọt bằng các loại trái cây, sữa chua, các loại hạt... để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường.

Nước ngọt, trà sữa... cũng là những món ngọt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng người uống một loại nước ngọt có đường tăng 25% nguy cơ bị tiểu đường.

5-dau-hieu-canh-bao-som-tieu-duong-phunutoday-04

Trong khi đó, các loại đồ ăn nhanh như khoai tây nhiên, burger... cũng là những tác nhân làm tăng lượng đường trong máu, dẫn tới thừa cân, béo phì.

Ăn nhiều thịt đỏ

Ăn nhiều thịt đỏ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Thịt bò và các loại thịt chế biến khác có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Nó có thể làm gia tăng tình trạng kháng insulin ở người bị tiểu đường. Vì vậy, hãy ưu tiên ăn thịt nạc và các loại cá để bảo vệ sức khỏe.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link