Hiện tượng mặt trăng máu là dấu hiệu của ngày tận thế?

19:11, Thứ bảy 04/04/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo quan niệm của một số nền văn hóa, tín ngưỡng, hiện tượng mặt trăng máu là báo hiệu của ngày tận thế.

Mặt trăng máu - điềm báo của ngày tận thế

Trong những kinh sách quen thuộc của Thiên chúa giáo cũng có nhắc đến hiện tượng mặt trăng máu gắn liền với ngày tận thế, với tai họa... Một trong những cuốn sách quen thuộc của Kito giáo - cuốn "Khải Huyền" ghi lại: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, Mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả Mặt trăng trở nên đỏ như máu”.

Mô tả ảnh.
Hiện tượng mặt trăng máu.

Trong kinh "Cựu ước" cũng có viết: “Trước Ngày Tận thế là Mặt trăng đỏ máu…”. Nhiều người Thiên chúa giáo cũng tin vào một truyền thuyết cho rằng, Mặt trăng máu chính là sự trừng phạt của Chúa - đó là cách Người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người. Và hình ảnh nguyệt thực cũng được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa Giesu trên cây Thánh giá.

"Trăng máu" xảy ra ngày 4/4 làm thay đổi toàn bộ thế giới?
(Khám phá) - (Phunutoday) - Hiện tượng Mặt trăng máu rơi vào dịp Lễ Phục Sinh ngày cuối tuần là "một sự kiện to lớn và làm thay đổi toàn bộ thế giới".

Trong đạo Phật, hiện tượng mặt trăng máu cũng đứng đầu trong 7 đại nạn có thể xảy ra. Đại nạn xếp vị trí số 1 này được gọi là "nhất nguyệt thất độ", là sự thay đổi màu sắc của Mặt trăng Mặt trời, trong đó có Mặt trăng máu. Khi hiện tượng này xảy ra, đại họa sẽ ập tới và hủy diệt cuộc sống bình an của người dân.

Theo những tài liệu ghi lại trong cuốn "Đại Chính Tàng Kinh": “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát thì đó là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”. “Nhật nguyệt bạc thực” ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nói tới. Khi ấy hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là gặp họa binh đao.

Từ đó có thể thấy, hiện tượng mặt trăng máu trong quan niệm của tín ngưỡng và tôn giáo luôn gắn liền với những “đại họa”, những biến cố của tự nhiên hoặc lịch sử. Tuy nhiên, đối với khoa học, hiện tượng mặt trăng máu là hiện tượng tự nhiên kỳ thú mà nhiều người yêu thiên văn học rất mong chờ.

Mặt trăng máu - hiện tượng thiên nhiên kỳ thú

Lý giải về sự trùng lặp của hiện tượng mặt trăng máu với các ngày lễ lớn của người Do Thái, hai chuyên gia Bruce McClure và Deborah Byrd trong bài viết trên EarthSky.org cho rằng, không có gì phải ngạc nhiên khi các kỳ trăng tròn trùng hợp với những ngày lễ quan trọng của người Do Thái, vì lịch của dân tộc này về cơ bản là lịch âm. Hơn nữa, hai chuyên gia cũng cho biết, có đến 3 trong 4 lần Nguyệt thực sẽ không được nhìn thấy từ Israel (quốc gia của người Do Thái).

Mô tả ảnh.
Mặt trăng máu là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.

Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng mặt trăng máu thực chất chỉ là Nguyệt thực toàn phần. Lúc đó, Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt Trăng sẽ bị bóng của trái đất che phủ hoàn toàn khiến cho Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào nó. Lúc này, Mặt Trăng sẽ thay đổi nhiều màu sắc khác nhau do hiện tượng tán xạ.

Theo NASA, khi ánh sáng Mặt Trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, do hiện tượng tán xạ nên các bước sóng ngắn màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn. Ánh sáng có màu đỏ có bước sóng dài có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất.

Lúc này bầu khí quyển Trái Đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối mà ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua vùng này.

Do đó ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực – đó chính là “Mặt trăng máu”. Mặt trăng sẽ tiếp tục thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của Nguyệt thực, bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng và có thể cả màu hổ phách. Độ rực rỡ của màu đỏ này chịu ảnh hưởng bởi mật độ bụi, và hơi nước của bầu khi quyển Trái Đất vào thời điểm diễn ra Nguyệt thực.

Ông Perry Vlahos - người phát ngôn của Hội thiên văn ở Victoria (Australia) cho biết, những màu sắc của Mặt Trăng khi nguyệt thực là do tro bụi núi lửa trong khí quyển gây ra. Lượng tro bụi từ các vụ phun trào gần đây càng nhiều, màu sắc của Mặt Trăng càng đậm. Ông cũng cho rằng, màu sắc này càng đậm thì càng tốt.

Như vậy, hiện tượng mặt trăng máu thực chất chỉ là một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp, nó không phải là dấu hiệu của thiên tai, cũng chẳng hề liên quan tới đại họa diệt vong của loài người. Được biết, trong thế kỷ 21, sẽ có tổng cộng 8 lần xảy ra hiện tượng tứ kỳ nguyệt thực.

Mặc dù nguyệt thực toàn phần là hiện tượng phổ biến nhưng hiện tượng sẽ xảy ra ngày 8/10 rất hiếm gặp. Thời gian diễn ra nguyệt thực từ 15h15 đến 20h34 (giờ Việt Nam), pha toàn phần (Mặt trăng đi hoàn toàn vào vùng bóng tối của Trái đất) diễn ra từ 17h25 đến 18h24, đạt cực đại lúc 17h54. Hiện tượng này được thấy rõ nhất tại Austraylia vào lúc mặt trời lặn.

Theo đó, trong suốt thời gian diễn ra hiện tượng, Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt rồi dần dần sang đỏ sẫm giống màu máu nên còn gọi là hiện tượng trăng máu.

Tại Việt Nam ngày 8/10, Mặt trăng mọc lúc 17h25, thời điểm quan sát lý tưởng nhất là 17h45-19h30. Hiện tượng này có thể quan sát bằng mắt thường nhưng phải chọn nơi thoáng đãng, ít ánh sáng đèn, nhìn về hướng trời đông.

Ngày 4/4, những người yêu thích thiên văn Việt Nam có thể quan sát hiện tượng này.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phương anh
TIN MỚI CẬP NHẬT