Cây đinh lăng là một trong những loại cây được trồng khá nhiều ở Việt Nam. Cây này có thể trồng làm cảnh, lấy phần lá sử dụng như rau, làm thuốc nam. Người ta chủ yếu sẽ sử dụng phần lá và phần rễ của cây đinh lăng. Loại cây này dễ trồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng nên còn được gọi là "nhân sâm của người nghèo".
Bạn có thể sử dụng lá và củ của cây đinh lăng rất nhiều lần nhưng chưa chắc đã nhìn thấy hoa và quả của loại cây này.
Hoa và quả của cây đinh lăng trông như thế nào?
Hoa của cây đinh lăng thường nở vào mùa hè. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ ở đầu cành, có màu trắng hoặc tím nhạt.
Khi hoa toàn, cây đinh lăng kết trái. Quả của cây đinh lăng không lến, có hình cầu hoặc hình bầu dục. Quả chín có màu đen hoặc tím đậm. Bên trong quả có một hạt nhỏ.
Quả đinh lăng không phải bộ phận được sử dụng nhiều nên ít người để ý đến nó. Người trồng đinh lăng thường chỉ thu hoạch phần lá và phần rễ cây vì những phần này có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao hơn.
Cách trồng cây đinh lăng
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa, thuộc chi Đinh lăng, họ Cuồng Cuồng. Loại cây này có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á. Cây đinh lăng được trồng nhiều vì những công dụng của nó trong đời sống.
Cây đinh lăng có kích thước nhỏ, cao khoảng 1-2 mét, tán lá phát triển rậm rạp. Phần lá và rễ của cây đinh lăng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, các bài thuốc nam.
Ngoài ra, cây đinh lăng cũng có ý nghĩa phong thủy, xua đuổi tá khí, ngăn chặn năng lượng xấu vào nhà. Do đó, người ta thường trồng cây đinh lăng trước nhà, trong vườn để cầu may mắn, tích tụ tài lộc trong nhà.
Khi trồng cây đinh lăng tại nhà, bạn có thể chọn trồng cây đinh lăng tẻ hoặc cây đinh lăng nếp. Cây đinh lăng tẻ có phần lá lớn, rễ ít, củ nhỏ, vỏ ngoài của cây mỏng. Loại cây này sẽ phù hợp để lấy lá. Nếu có ý định thu hoạch phần rễ, bạn nên trồng đinh lăng nếp. Cây này có lá nhỏ, rễ nhiều, kích thước lớn, lớp vỏ dày.
Cả hai loại này đều có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm có thời tiết lý tưởng để cây phát triển tốt nhất là trong khoảng tháng 2 đến tháng 4 hằng năm.
Cây đinh lăng không kén đất. Bạn có thể chọn loại đất có độ pH từ 6-7, đất tơi xốp, thoát nước tốt để trồng cây. Trộn thêm một ít phân chuồng, phân hoai mục vào đất sẽ giúp tăng dinh dưỡng cho đất, để cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Nếu trồng cây trong chậu thì cần chọn chậu có kích thước phù hợp và có lỗ thoát nước để tránh tình trạng úng nước.
Bạn có thể mua cây non ở các cửa hàng cây cảnh, nông sản.
Ngoài ra, cũng có thể trồng cây đinh lăng bằng cách giâm cành. Giâm hom giống trong đất tơi có bón lón bằng phân chuồng hoặc phân lân, tưới một ít nước. Sau đó, có thể lấy một lớp rơm hoặc bèo tây phủ lên trên. Cách này vừa giúp giữ ẩm cho đất, vừa tăng dinh dưỡng cho đất.
Sau khoảng 30 ngày, lá non của cây sẽ mọc ra. Khi lá đạt chiều dài khoảng 10cm thì có thể đem trồng vào chậu.
Cây đinh lăng, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây. Cây có khả năng chịu hạn tốt nên không cần tưới nhiều.
Cây khoảng 3 năm tuổi có thể thu hoạch phần rễ. Sau khi thu hoạch, bạn có thể giữ lại nhưng thân cây tốt để làm cây giống để trồng vụ tiếp theo.