Học trực tuyến, trẻ lớp 2 vẫn không đọc được chữ, khủng hoảng giáo dục tại Philippines sau 2 năm đóng cửa trường

( PHUNUTODAY ) - Sau 2 năm phải học trực tuyến, kết quả học tập của học sinh ở đất nước này khiến phụ huynh vô cùng lo ngại.

Nhiều nước đã cho mở cửa một phần hoặc cho tất cả học sinh quay trở lại trường học với một số điều kiện phòng chống dịch nhất định. Tuy nhiên, tại Philippines, các trường tiểu học và trung học đã phải đóng cửa kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Đây là năm thứ 2 các trường học ở đất nước này không thể đón học sinh tới trường. Các em phải học từ xa. Thực trạng này khiến các chuyên gia lo ngại rằng nó sẽ khiến cuộc khủng hoảng giáo dục trong nước thêm trầm trọng.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Philipines, với khoảng 27 triệu học sinh, trở thành một trong số ít quốc gia đóng cửa hoàn toàn trường học trong đại dịch.

Việc đóng cửa gần 2.000 trường học gây ra nhiều khó khăn cho phụ huynh và học sinh ở Philipines. Rất nhiều người, đặc biệt là ở các vùng hẻo lánh, nông thôn, không có máy tính và Internet ở nhà để học trực tuyến.

Học sinh Philippines phải học ở nhà kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Học sinh Philippines phải học ở nhà kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Kylie Larrobis, 7 tuổi, bắt đầu lên lớp 2. Tuy nhiên, em chưa bao giờ được đến trường và không hề biết trường học trông như thế nào. Ngày ngày, em ở trong căn nhà nhỏ của mình ở Manila, ngồi trên giường và học online. Kylie không thể tiếp thu tốt các bài giảng trực tuyến và đến giờ em vẫn chưa đọc được chữ.

Iljon Roxas, 16 tuổi, một học sinh trung học tại thành phố Bacoor, phía nam thủ đô Manila cũng chia sẻ rằng việc học trực tuyến, chỉ nhìn chằm chằm vào máy tính khiến em khó tập trung. Iljon bày tỏ mong muốn sớm được trở lại trường học: "Em nhớ rất nhiều thứ, ví như việc được trò chuyện với các bạn cùng lớp vào giờ nghỉ. Mọi người tin hay không thì tùy nhưng em còn nhớ cả thầy cô. Từ năm ngoái đến nay, chúng em bị mắc kẹt trước màn hình máy tính".

Một học sinh học trực tuyến tại nhà ở thành phố Quezon, Philippines, hôm 13/9.

Một học sinh học trực tuyến tại nhà ở thành phố Quezon, Philippines, hôm 13/9.

Maritess Talic, 46 tuổi, cho biết cô sợ hai con không thể học được gì trong suốt một năm qua. Hai vợ chồng cô chỉ là lao động chân tay bình thường. Thu nhập của họ khá bấp bênh. Họ phải tích góp 5.000 peso (khoảng 100 USD) để mua một chiếc máy tính bảng cũ cho hai con (một đứa 7 tuổi, một đứa 9 tuổi) học trực tuyến. Tuy nhiên, gia đình Talic lại sống ở Imus - một khu ngoại ô phía Nam thủ đô Manila - nơi không có đường truyền Internet ổn định. Họ thanh toán tiền mạng bằng thẻ trả trước nên dung lượng đôi khi hết ngay giữa chừng trong lúc lớp học vẫn đang diễn ra. Vì trình độ học vấn của hai vợ chồng không cao nên họ cũng gặp không ít khó khăn khi dạy các con môn toán và khoa học.

Không những thế, hai đứa con của Talic còn gặp khó khăn khi phải dùng chung một chiếc máy tính bảng. "Chúng tôi đôi lúc còn không có đủ tiền trả hóa đơn điện, vậy mà giờ đây, chúng tôi còn phải chi thêm tiền để mua thẻ Internet trả trước", Talic chia sẻ.

Cô hiểu việc phải ưu tiên sức khỏe cộng đồng hơn là mở cửa trường học. Tuy nhiên, cô lo lắng cho tương lai của các con. Talic nghĩ rằng chúng không tiếp thu được gì nhiều từ những lớp học trực tuyến. Kết nối Internet nhiều lúc quá chậm.

Từ tháng 10/2020, chường tình học kết hợp, bao gồm cả lớp học trực tuyến, tài liệu in và bài giảng phát trên truyền hình, mạng xã hội đã được triển khai tại Philippines. Tuy nhiên, nhiều vấn đề xảy ra: hầu hết học sinh ở nước nay không có máy tính hoặc Internet tại nhà.

Một ông bố Philippines dạy con học tại nhà.

Một ông bố Philippines dạy con học tại nhà.

Ông Isy Faingold, Giám đốc Giáo dục của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Philippines dẫn thông tin từ một cuộc khảo sát gần đây cho biết, hơn 80% bậc phụ huynh ở Philippines lo lắng con cái họ không tiếp thu được nhiều. Khoảng 2/3 số phụ huynh học sinh ủng hộ việc mở cửa lại trường học ở khu vực có tỷ lệ lây nhiễm thấp.

Ông cho biết thêm: "Có nhiều tác động tiêu cực của việc đóng cửa trường học, đó là tình trạng học sinh học hành sa sút, bỏ học, một số em có thể sẽ không bao giờ quay trở lại trường học. Các em cũng chịu ảnh hưởng về mặt tâm lý khi không có cơ hội được tiếp xúc với xã hội, bạn bè, thầy cô".

Theo:  khoevadep.com.vn copy link