Nên làm gì khi bị bệnh chảy máu cam?

( PHUNUTODAY ) - Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh chảy máu cam thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị chảy máu cam

Chảy máu cam có nguy hiểm không ?, đây là câu thắc mắc thường thấy khi chúng ta gặp phải hiện tượng chảy máu cam nói riêng và các hiện tượng khác nói chung. Chảy máu cam là một hiện tượng rõ rệt của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể là do sinh hoạt hàng ngày, có thể là do biểu hiện của một bệnh nào đó. Tuyệt đối không thể coi thường sự nguy hiểm của bệnh chảy máu cam.

Khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam trong thai kỳ. Theo một nghiên cứu phụ nữ mang thai bị chảy máu cam có tỷ lệ bị xuất huyết sau sinh là 10%, còn phụ nữ mang thai bình thường là 6%.

Chảy máu cam sẽ nguy hiểm nếu là một trong những trường hợp sau:

– Bạn tự nhiên bị chảy máu cam và không ngừng chảy sau khi đã giữ nguyên áp lực trong 20 phút.

– Bạn bị chảy máu cam thường xuyên, liên tục

– Bạn bị chảy máu nhiều từ phần sau của mũi, và máu trào ngược ra miệng.

21.nen-lam-gi-khi-bi-chay-mau-cam-phunutoday.vn
 

Chảy máu cam nguy hiểm khi người bị chảy máu cam thường xuyên, chảy máu cam liên tục. Nếu thường xuyên bị chảy máu cam, hãy coi đây là một tín hiệu nguy hiểm cần phải điều trị ngay lập tức. Lúc này, bạn nên đến khám bác sĩ để họ xem xét và cho bạn sử dụng một loại kem sát trùng hoặc chỉ định ở lại bệnh viện theo dõi.

Kinh nghiệm dân gian chữa chảy máu cam

Chảy máu mũi ở người lớn Đông y gọi là nục huyết. Nục huyết là tình trạng máu mũi tự nhiên chảy ra với số lượng nhiều khó cầm, do huyết nhiệt vong hành, nằm trong chứng thất huyết, thường gặp 2 loại: Nội nục huyết và Ngoại nục huyết.

Nguyên nhân do ăn uống các thức ăn quá cay nóng, rượu... hoặc một số tạng phủ sẵn có uất nhiệt phối hợp với phong nhiệt làm tổn thương bào lạc mất chức năng tổng quản dinh huyết của các tạng phủ: tỳ, vị, phế, can, thận. Nhiệt làm bức huyết vong hành gây chảy máu mũi. Xin giới thiệu một số bài thuốc tiêu biểu tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Nội nục huyết

Triệu chứng: Chảy máu mũi đỏ tươi, chảy máu chân răng rỉ rả có khi chảy cả máu tai;  lưỡi khô, đỏ, miệng khô, mũi ráo. Nặng thì răng lung lay, háo khát, bứt rứt, hôi miệng, táo bón. Mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.

- Nếu phế nhiệt gây nục huyết:

Bài Tang cúc ẩm khứ bạc hàgia đơn bì, mao căn: Tang diệp 16gam, cúc hoa 12gam, liên kiều 8gam, hạnh nhân 12gam, cát cánh 10gam, cam thảo 6gam, lô căn 8gam, đan bì 16gam, bạch mao căn 12g.

Cách dùng: Hạch nhân bỏ vỏ. Các vị trên sắc với nước 1.600ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống mát, chia đều 6 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.

- Nếu vị nhiệt gây nục huyết:

Dùng bài Ngọc nữ  tiễn: Thạch cao 24g, thục địa 12g, mạch môn đông 24g, tri mẫu 24g, ngưu tất 24g.

Cách dùng: Thạch cao giã nát cho vào túi vải túm lại. Mạch môn bỏ lõi. 5 vị trên + nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống, chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần.

- Nếu âm hư hoả vượng gây nục huyết:

Dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: Long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 16g, trạch tả 12g, mộc thông 12g, đương qui 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, huyền sâm 16g, mạch môn 16g.

Cách dùng: Chi tử sao đen, mạch môn bỏ lõi. Các vị trên + nước 1600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống mát, chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Ngoại nục huyết

Triệu chứng: Khát, buồn phiền, nốt thất huyết dưới da có thể lấm tấm hoặc mảng, sau xanh tím, người mệt mỏi, ăn uống kém. Mạch  tế sác.

Phương pháp điều trị: Sơ can, lương huyết, tiêu ứ.

Bài thuốc: Dùng bài Tiêu dao tán gia giảm: Bạch thược 16g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sài hồ 10g, đương qui 12g, đan bì 12g, chi tử 12g, ngũ vị tử 8g.

Cách dùng: Chi tử sao. Các vị trên + nước 1700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml.  Uống, chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link