Theo Đông y, cam có vị ngọt, chua, tính mát. Loại trái cây này thích hợp với người thể trạng nóng hoặc những người ốm cần bổ sung dưỡng chất. Cam còn có tác dụng lợi tiểu, tiêu đàm, mát phổi...
Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng ta cũng cần chú ý tới một số điểm khi sử dụng cam.
5 thời điểm không nên ăn cam hoặc uống nước cam
Khi đói
Cam có lượng vitamin dồi dào nhưng lại chó tính axit nên bạn phải chú ý khi sử dụng. Khi đói, không nên ăn hoặc uống nước am vì axit trong cam kết hợp với axit trong dịch vị dạ dày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày của bạn.
Trước khi ăn sáng
Bạn nên tránh sử dụng những trái cây họ cam quýt trước khia ăn sáng. Khi bụng rỗng, axit trong các loại trái cây này sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Sau khi ăn bữa chính
Uống nước cam khi đói sẽ làm hại dạ dày nhưng dùng sau khi ăn no lại khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Ngoài ra, uống nước cam sau khi ăn sẽ làm đường lên men trong dạ dày, gây đầy bụng, khó chịu.
Buổi tối trước khi đi ngủ
Do nước cam có tác dụng sinh tân dịch, lợi tiểu nên uống vào buổi tối, đặc biệt là sát giờ ngủ sẽ khiến bạn có thể phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu.
Ngoài ra, vào ban đêm, nước bọt không thể tiết nhiều như ban ngày. Nếu uống nước cam trước khi ngủ, lượng axit còn bám lại trên răng sẽ không được nước bọt trung hòa hoàn toàn và có thể làm yếu, hỏng lớp men răng.
Uống nước cam trước khi đánh răng
Axit trong nước cam có thể làm lớp men răng yếu đi. Nếu tiếp tục dùng bàn chải chà xát thì men răng có thể bị tổn thương. Do đó, để răng bền đẹp, chắc khỏe, sau khi uống nước cam, bạn nên súc miệng để loại giảm axit dính trên men răng, ngăn chặn sự ăn mòn của axit.
Thời điểm tốt nhất để uống nước cam
Bạn nên uống nước cam khi không cảm thấy no hoặc không quá đói, khoảng 1-2 giờ sau khi ăn là phù hợp nhất. Lúc này, dạ dày vừa tiêu hóa hết lượng thức ăn của bữa chính và đã sẵn sàng cho nhiệm vụ mới.
Không dùng cam và nước cam trong các trường hợp sau
Khi bị viêm loét dạ dày
Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc viêm tuyến tụy, tốt nhất không nên sử dụng nước cam. Loại đồ uống này có nhiều axit hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm tình trạng viêm loét nặng thêm.
Khi đang dùng kháng sinh
Nước cam chứa nhiều axit có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh. Ngoài ra, trong cam có các chất tương tự như narigin, làm cản trở quá trình hoạt động cảu các loại men vận chuyển thuốc. Vì vậy, sử dụng nước cam trong quá trình uống kháng sinh có thể khiến được cơ thể hấp thu đầy đủ.
Không uống cùng sữa
Axit tartaric và vitamin C trong cam sẽ phản ứng với protein trong sữa tạo thành kết tủa, vừa làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có của hai sản phẩm, vừa có thể dẫn tới tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy...