Ném em bé cầu may Trong suốt 500 năm qua, những người theo đạo Hồi ở phía tây của Ấn Độ vẫn luôn duy trì truyền thống ném em bé từ độ cao 15 mét xuống mặt đất để cầu may. Đây là dịp mà những em bé sơ sinh được đưa lên trên nóc của một tòa nhà và thả cho rơi xuống phía dưới - nơi đã có sẵn một chiếc giường bạt được căng sẵn ra. Có em bé được chọn làm nhân vật chính cho nghi lễ truyền thống lâu đời này luôn luôn là niềm tự hào to lớn dành cho cha mẹ cũng như tất cả gia đình. Với việc được thả cho rơi xuống từ độ cao 15 mét, mọi người tin tưởng rằng sức khỏe tốt, may mắn, sự can đảm và tuổi thọ lâu dài sẽ đến với em bé.
Nghi thức đánh dấu sự trưởng thành của người Thái bản địa Đối với một số người, điều này có vẻ cực đoan, nhưng với người Thái bản địa, việc này hoàn toàn bình thường. Họ bỏ qua những đau đớn vì nghi lễ này là một nghi thức khi học bước sang tuổi trưởng thành. Đây là một nghi lễ được thực hiện công khai hàng năm như một thông báo tới toàn thể cộng đồng rằng họ đã trưởng thành.
Tập tục căng tai Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới người ta vẫn còn có tục “căng tai”, từ bộ lạc Masai ở Kenya đến các bộ lạc Huaorani trong lưu vực sông Amazon. Nó là một minh chứng hấp dẫn, thú vị về sự khác nhau của các nền văn hóa, khi mà một thanh niên phương Tây chọn một những chiếc khuyên nhỏ nhắn cho đôi tai thì thay vào đó, một thanh niên Hmong ở Thái Lan lại lựa chọn những ống bạc lớn.
Dùng sọ người làm cốc uống nước và ăn thịt người ở Ấn Độ Người Aghoris ở miền bắc Ấn Độ là một giáo phái tách ra từ Ấn Độ giáo vẫn duy trì tập tục khá rùng rợn đó là ăn thịt người chết. Họ làm điều đó đối với những xác chết trôi dạt trên sông Hằng để có được tấm thân bất tử và sức mạnh siêu nhiên, trao đổi lợi ích vật chất và tinh thần cũng như ngăn chặn hiện tượng lão hóa. Các thành viên thuộc giáo phái Aghoris cũng dùng sọ người làm cốc uống nước, rượu.
Ăn tro cốt người chết của bộ tộc Yanomami ở Venezuela và Brazil Mục đích của tập tục rùng rợn này là nhằm thể hiện sự đau xót, quý mến đối với người quá cố, mong linh hồn họ sẽ tìm được đường tới thiên đàng.
Sau khi hoàn tất việc hỏa táng, những vị đức cao vọng trọng trong bộ lạc sẽ dùng một chiếc chày và cối giã nhuyễn tro cốt. Kế đến, người ta đem bột tro cốt đựng trong một chiếc bầu khô và cất giữ ở nơi trang trọng trong nhà. Sau khoảng một năm, họ đem chúng chế biến thành thức ăn hay làm gia vị cho nhiều món, trong đó có món súp chuối. Ngoài ra, họ còn để bột tro cốt vào bên trong ống nứa rồi một người thổi, một người hít loại bột này để tưởng nhớ người đã khuất.
Nhổ một chiếc răng trong nghi lễ trưởng thành ở Australia Để thực hiện nghi thức này, người thanh niên trẻ sẽ nằm xuống, đầu tựa vào lòng của một người đàn ông đang ngồi. Sau đó, người ta sẽ dùng một mẩu gỗ có lỗ rỗng, ấn mạnh vào chiếc răng của người được làm lễ và dùng một viên đá để giữ chặt mẩu gỗ trên. Sau đó, họ đập mạnh viên đá vào chuôi gỗ để bẻ gãy răng. Đây được coi là nỗi đau đầu tiên mà mỗi thanh niên trưởng thành cần phải trải qua trong đời.
Cho người chết ăn Tập tục kỳ dị này diễn ra trong thời cổ đại. Những người dân ở đây thường ăn trên mộ của những người họ yêu thương. Họ không chỉ ăn mà còn cho cả người chết nằm dưới mộ ăn. Điều ngạc nhiên nhất là nhiều ngôi mộ được khám phá cùng với những ống hút để cho người chết ăn từ bên ngoài vào. Những ngôi mộ như vậy cũng được tìm thấy trong khu vực các ngôi mộ của người Roma ở Anh. Những thức ăn họ cho người chết ăn chủ yếu như mật ong, rượu, và chúng được đổ vào trong mộ qua ống hút.
Mài răng Với các cô gái Mentawai, mài răng nhọn hoắt sẽ khiến họ trở nên quyến rũ. Chồng của các cô gái có hàm răng nhọn hoắt còn trở nên có vị thế hơn trong làng.
Tục xăm mình để làm đẹp Những vết sẹo hình xoáy tinh tế, những hình khối được tạo thành từ các dấu chấm phức tạp chính là cách làm đẹp cơ thể của các bộ lạc Bodi, Mursi và Surma tại Ethiopia. Không riêng các bộ tộc Ethiopia có tục xăm mình để làm đẹp. Tại Uganda, người Karamojong cũng rất nổi tiếng với những hình xăm trên cơ thể. Phía bên kia biên giới Ethiopia và Sudan, đàn ông Nuer cũng xăm lên trán để đánh dấu sự trưởng thành của mình.
Đục 3 đường song song trên trán thể hiện sự can đảm Những người đàn ông của bộ tộc Dinka ở phía nam Cộng hòa Sudan thường đục ba đường thẳng song song trên trán và gương mặt chạm trổ gồ ghề thể hiện cho sự can đảm của bộ lạc. Những cậu bé Dinka sẽ thực hiện nghi lễ xâu đục cơ thể này trong lễ trưởng thành, để đánh dấu sự chuyển đổi của cuộc đời, khi họ nhận lấy trách nhiệm của người người đàn ông trưởng thành trong một bộ lạc.
Đám ma giả, chôn người sống Hoạt động này được tổ chức vào ngày 5.2 hàng năng trong 30 năm qua và được gọi là lễ mai táng của Pachencho, tại Santiago de las Vegas, khoảng 12 dặm về phía nam thủ đô Cuba.
Pachencho không phải là đại diện của bất kỳ người nào, sống hay đã chết. Theo lời giải thích của Alvaro Hernandez, một người dân ở làng thì đây là tên của người đứng đầu một trung tâm học tập và giải trí mà ngày nay được đặt trong các rạp chiếu phim cũ.
Rạch mặt để làm đẹp Việc rạch mặt được thực hiện phổ biến ở Cộng hòa Sudan, và những đường nét vằn vện trên gương mặt là dấu ấn riêng của bộ tộc giúp phân biệt người của các bộ lạc khác nhau và nhấn mạnh vẻ đẹp của những người phụ nữ trong bộ lạc.
Tục cắm những nút lớn bằng gỗ vào mũi Bộ tộc Apatani là bộ tộc hùng mạnh có khoảng 26.000 người hiện đang sinh sống trong thung lũng Ziro ở bang Arunachal Pradesh ở phía đông bắc của Ấn Độ. Phụ nữ Apanti được coi là đẹp nhất trong số các bộ lạc Arunachal, nhưng trên thực tế, họ tự làm cho mình trông kém hấp dẫn để tự bảo vệ họ khỏi những kẻ xâm lược các bộ tộc khác. Vì thế, phụ nữ Apanti xưa thích cắm những nút lớn bằng gỗ ở mũi. Tuy nhiên, truyền thống này không còn lưu truyền đến lớp trẻ của bộ tộc này nữa.
Sống với người chết Những người của bộ tộc Torajan đã thực sự sống cùng với người chết. Họ không chôn người chết mà giữ thi thể lại trong một thời gian dài bằng bọc người chết trong vải quần áo ở dưới chỗ họ ở. Trong suốt khoảng thời gian đó, họ thảo luận cho việc chôn người chết, tập trung tất cả tiền và các khoản tiết kiệm. Vào ngày tiến hành chôn người chết, các con trâu được dùng như vật tế lễ và cuối cùng quan tài được đặt dựng đứng trong huyệt với mặt thò ra ngoài.
Kéo dài cổ Bộ lạc Kayan ở Myanmar có tập tục rất kỳ lạ là những cô gái của bộ lạc này sẽ đeo rất nhiều những chiếc vòng bằng đồng và cổ từ khi khoảng 5 tuổi.
Cắt bỏ âm vật ở Senegal Hủ tục cắt bỏ âm vật hay còn gọi là cắt bao quy đầu ở nữ được người dân 'lục địa đen' nói chung và người dân Senegal nói riêng thực hiện từ hàng ngàn năm nay. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO, hủ tục này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của các bé gái. Nó can thiệp đến những chức năng tự nhiên của cơ thể phụ nữ, loại bỏ và làm hư hại các tế bào sinh dục nữ khỏe mạnh.
Ở vùng cao nguyên của đảo quốc Papua New Guinea, những người phụ nữ là bị cáo buộc là “phù thủy” bị tra tấn, đánh đập dã man, thậm chí bị chôn sống. Cảnh tượng kinh hoàng đó không phải diễn ra vào thế kỉ 15 mà vẫn còn tồn tại ở thế kỷ 21 trên những vùng cao nguyên thuộc đảo quốc Papua New Guinea (PNG), cách điểm cực bắc Australia 150 km.
Nghi lễ trích máu được tổ chức hàng năm bởi những người theo đạo Hồi dòng Shia nhằm tưởng nhớ sự ra đi của cháu trai nhà tiên tri Mohammad hồi thế kỷ thứ 7 khi vị anh hùng tham gia trận chiến Kerbala. Trong nghi lễ này, những người đàn ông sẽ dùng dao tự làm chảy máu đầu như một cách để thể hiện sự tiếc thương và hối hận vì họ đã không thể có mặt tại trận chiến Kerbala, giải cứu cho vị anh hùng của họ. Ngay cả những bé trai cũng phải tham gia vào nghi lễ này. Các tín đồ tin rằng đây là một cách chuộc tội hiệu quả bởi “một giọt lệ nhỏ xuống vì anh hùng Imam Hussein sẽ rửa đi hàng trăm tội lỗi”.
Theo quan niệm của người Mày ở Quảng Bình, đứa bé mới chào đời thuộc về mẹ. Nếu người mẹ mà chết thì trước sau gì cũng về bắt đứa bé đi, ai cố tình nuôi đứa bé sẽ bị hồn ma người mẹ về phạt vạ. Ai cố nuôi đứa bé cũng bị hồn ma người mẹ phạt vạ, đặc biệt là người đàn bà nào dám nuôi và cho đứa bé bú. Vì vậy, khi người chết thì đứa con cũng bị chôn sống theo mẹ.