Khỏe mạnh nhờ hít thở đúng cách

10:00, Thứ sáu 14/03/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Điều tưởng dễ như hít thở, nhưng nếu không đúng cách bạn sẽ không phát huy được hiệu quả đâu đấy! Hít thở cũng giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh,

Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.

 Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.

Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.

Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất.

Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.

Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.

Mỗi người trong một phút thở trung bình 15 lần. Một ngày thở ra hít vào 18.925 lít không khí. Mặc dù thở là một động tác không chủ động, nhưng con người có thể cố tình thay đổi nhịp thở vì nhu cầu nào đó. Nhịp thở nhanh chậm tùy theo nhu cầu ôxy của cơ thể và cũng tùy theo sự tích tụ thán khí cao hay thấp. Nhịp thở cũng thay đổi tùy theo cảm xúc. Khi vui mừng hay tức giận thì hơi thở dồn dập. Khi buồn rầu, chán nản thì hơi thở uể oải, kéo dài. Những khi đó, ta có thể tập để điều hòa nhịp thở, thay đổi tâm trạng.

hít thở đúng cách

Lợi ích từ việc hít thở đúng cách:

Tăng cường sức khỏe cho tim: Khi bạn kết hợp tốt giữa nhịp thở và cử động tay chân, bạn sẽ tạo nhịp đập lý tưởng cho tim, cải thiện sự biến thiên từ đó giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho cơ quan quan trọng này.

Giảm huyết áp: Các chuyên gia về sức khỏe cho biết việc nói chậm, hít thở sâu trong một vài phút giúp cơ thể giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Thải độc tố: Một số độc tố có trong tim như N2, CO2 thông qua việc hít thở đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất độc này. Đồng thời giúp làm sạch tim mạch, giảm nguy cơ mắc các căn bệnh thường gặp.

Tăng kích thước não bộ: Chỉ cần tập trung vào hơi thở, thả lỏng cơ thể trong vòng 20 - 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ tạo điều kiện cho vỏ não được dày thêm, tăng kích thước não bộ. Từ đó giúp não khỏe mạnh, tăng tính tập trung.

Giảm căng thẳng: Khi phụ nữ rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài, thường sẽ không chú ý tới việc hít thở đúng cách mà sẽ hít thở theo thói quen “gấp - vội - nhanh - ngắn”, đây là những cách phụ nữ hít thở khi biểu hiện sự căng thẳng. Tuy nhiên nếu tập trung tư tưởng hít thở sâu phụ nữ sẽ hạn chế và giảm dần việc rơi vào trạng thái này.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Phạm Văn Dự