Nước dừa
Uống khi đi nắng về dễ ngã bệnh
Khi đi nắng về không nên uống nước dừa. |
Nước dừa dù là thứ nước dùng để giải khát, giải nhiệt nhưng kinh nghiệm dân gian từ xưa đã đúc kết đây không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về.
Trong dân gian có câu: 'Đi xa ngoài nắng, về nhà đứng uống nước dừa sẽ 'trúng gió'. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.
Nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, nếu vội vã uống nước dừa sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn.
Theo Thạc sỹ, lương y Vũ Quốc Trung (phòng chẩn trị Y học Cổ truyền chùa Cảm Ứng), dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu...) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng 'ẩm khốn tỳ', ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.
Nếu muốn giải khát bằng nước dừa, cần phải tuân thủ một nguyên tắc là ngồi nghỉ cho cơ thể hồi phục năng lượng, uống nước dừa từng chút một và không uống quá nhiều.
Nước dừa không uống buổi tối
Dừa có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc. Nước dừa vô trùng còn được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày), nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh bởi nó nguy hiểm đến tính mạng. Khi uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh. Nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng.
Trà xanh
Không uống chè xanh vào lúc đói
Chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.
Không uống ngay sau bữa ăn
Trong chè xanh có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, từ đó làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Được biết, chất tanin có tác dụng “khử” chất sắt, vì thế cơ thể sẽ hạn chế hấp thu chất sắt. Tốt nhất là hãy chờ khoảng 15 - 20 phút sau khi ăn rồi mới uống.
Không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ
Nước chè xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống chè xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.
Mẹo giúp bạn thải độc cơ thể gấp để không bị ung thư (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Bị táo bón, hôi miệng, béo phì... là biểu hiện cơ thể của bạn đã bị tích độc tố cần được giải ngay. |