Không muốn THAI NHI CÒI CỌC, CHẾT LƯU, DỊ TẬT, mẹ bầu tuyệt đối cấm ăn 4 bộ phận này trên con gà

10:17, Thứ ba 06/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Dù là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa. Tuy vậy, loại thực phẩm này có nhiều bộ phận không phải ăn vào là tốt. Mẹ bầu cần tuyệt đối cấm ăn nếu không muốn thai nhi bị cói cọc, dễ ch.ết lưu hay sinh ra dị tật

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài protein, chất béo, thịt gà còn giàu vitamin A, B1, B2, C, E, canxi, photpho, sắt. Đây cũng là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa. Nhưng thực tế, loại thực phẩm này có nhiều bộ phận không phải ăn vào là tốt, thậm chí còn chứa nhiều độc tố gây hại cho cả cơ thể mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý từ các chuyên gia dinh dưỡng bạn cần biết trước khi ăn thịt gà.

1. Bà bầu không nên ăn da gà

Da gà mặc dù là rất ngon, hợp với sở thích của rất nhiều người, nhưng lại là thứ bất lợi cho sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi. Xét một cách tổng thể, trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài. Vì vậy nếu ăn quá nhiều da gà, mẹ bầu có nguy cơ nhiễm độc, điều này có thể lây bệnh cho thai nhi, thậm chí gây dị tật bẩm sinh.

luoc-ga-1482114325181-0-0-372-600-crop-1482114436643

Trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.

2. Bà bầu tuyệt đối không nên ăn phao câu

Phao câu gà được xem là món “khoái khẩu” của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, cả con gà chỉ có 1 miếng, rất béo, ngọt ngậy.

Tuy nhiên, bà bầu thèm mấy cũng nên tránh phần này của gà. Đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư, nhưng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên chúng buộc phải tích tụ tại phao câu.

Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành “kho chứa” độc, lưu trữ virus, vi khuẩn. Mẹ bầu ăn bộ phận này vừa có nguy cơ mắc bệnh vừa đe dọa tính mạng bào thai trong bụng.

3. Mẹ bầu nên tránh ăn cổ gà

Phần cổ gà có rất ít thịt, chủ yếu là da và xương, nhưng lại chứa rất nhiều mạch máu và tập trung tương đối nhiều tuyến bạch huyết đi qua.

Thỉnh thoảng mẹ bầu ăn chút cổ gà cho vui thì không có vấn đề, loại bỏ phần da để ăn sẽ tốt hơn, bởi vì các tuyến bạch huyết và thải độc đa số đều nằm ở lớp mỡ dưới da ở vùng cổ gà, những tuyến giáp động vật ở vùng cổ đa số chứa chất độc, chất kích thích và các chất tồn dư từ thực phẩm mà gà ăn hàng ngày.

4. Mẹ bầu không nên ăn nội tạng gà

– Phổi gà: phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,…nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, mẹ bầu nên vứt bỏ phổi gà khi chế biến là tốt nhất.

– Mề gà: mề gà thực chất nó là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây. Nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi, tốt nhất là nên bỏ.

* Đối tượng khác không nên ăn thịt gà?

Không chỉ riêng bà bầu, nếu gia đình bạn có người mẫn cảm, dễ bị dị ứng, hen suyễn,….không nên ăn thịt gà đặc biệt là da gà vì sẽ khiến bệnh nặng thêm, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng với những người bệnh hen suyễn.

Những người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch không nên ăn thịt gà, đặc biệt là long trắng trứng gà, da gà. Vì nó chứa nhiều mỡ và cholesteron.

* Tham khảo các món ngon từ thịt gà mẹ bầu càng ăn nhiều càng bổ cho con

1. Cháo đậu xanh thịt gà

Nguyên liệu:

Đậu xanh, thịt gà, gạo tẻ và gạo nếp, hành khô, hành lá, rau mùi, gia vị.

mon-ngon-cho-ba-bau-singlemum.vn-4

Chế biến:

Để nấu cháo đỗ xanh ngon thì chọn loại có vỏ sẽ cho mùi vị bùi hơn, bổ dưỡng hơn. Có thể ngâm đậu xanh trong nước ấm 2 tiếng trước khi nấu để đậu mềm. Đậu xanh vo sạch lại rồi đem nấu, sau đó để riêng ra bát.

Thịt gà rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm hàn khô nướng, sau khi nước sôi thì cho thêm muối. Ta đun thịt gà cho đến khi dùng đũa tre xiên qua thịt không thấy nước hồng chảy ra tức là gà chín. Vớt gà ra đĩa để nguội thì xé nhỏ thịt nấu cháo.

Gạo tẻ và gạo nếp trộn lẫn nhau rồi đem vo sạch, để ráo nước. Dùng chảo phi thơm hành khô rồi cho gạo vào rang đến khi hạt gạo săn lại. Đây là cách nấu cháo gà đậu xanh để mùi thơm của hành ngấm vào trong từng hạt gạo và nước cháo.

Lấy nước dùng gà cho vào xoong rồi đổ gạo và đỗ đun lửa nhỏ. Thỉnh thoảng dùng muôi khuấy đều để cháo không bị khê. Có thể nấu cháo đỗ xanh bằng nồi cơm điện với các bước như sau: cho gạo, đỗ và nước như nấu cơm đến khi nước cạn thì bạn lại cho thêm 1 bát con nước, cứ làm như vậy cho đến khi hạt gạo nở to hết cỡ thì dùng thìa gỗ đánh nhuyển.

Đun đến khi phần gạo nở mềm, cho tiếp phần đỗ xanh, thịt gà đã xé vào đun cùng. Để lửa nhỏ, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đun tiếp từ 15 đến 20 phút rồi tắt bếp, thêm hành lá, rau mùi thái nhỏ, cà rốt thái nhỏ vào. Khi ăn rắc một ít hạt tiêu lên, dùng với quẩy nóng để cháo thêm ngon.

2. Canh khoai sọ thịt gà

Nguyên liệu:

Thịt gà (300g), khoai sọ (300g), hành tím 5 củ, 3 tép tỏi băm, mộc nhĩ 3 tai, hành hoa, mùi tàu

Gia vị: dầu ăn + đường phèn + hạt nêm + tiêu + nước.

Cách chế biến:

– Sơ chế nguyên liệu thịt gà rửa sạch lọc bỏ xương và thái nhỏ ướp gia vị hạt nêm + tỏi băm + đường phèn khoảng 15 phút. Riêng phần khoai sọ gọt vỏ rửa sạch để ráo nước, Mộc nhĩ ngâm nước cho nở ra sau đó rửa sạch thai đoạn nhỏ vừa ăn.

– Đặt chảo lên bếp cho dầu phi thơm với hành sau đó lần lượt cho thịt gà xào tiếp đến cho khoai sọ đảo thật đều tay cho đến khi thịt gà săn lại.

– Chuẩn bị một tô bằng thủy tinh để hấp cất thủy sau đó cho nguyên liệu đã sơ chế gồm thịt gà + khoai sọ + mộc nhĩ vào cho thêm ít nước tương, 1 thìa dầu ăn, 1/2 chén nước lọc và đậy nắp lại đặt vào một nồi nước rồi hấp cách thủy khoảng 20 phút hoặc đến khi gà và khoai chín mền là được.

3. Gà hầm nấm

Nguyên liệu:

Đùi gà: 3 cái (Bạn nên chọn đùi gà ta để cách làm gà hầm nấm ngon, ngọt và dai khi chế biến xong). Nấm nút: 200g. Nấm hương: 5 cái. Nước dừa tươi: 300ml. Hành tây: 1 củ. Bột năng, hành khô.

Gia vị: Đường, muối, hạt nêm, dầu ăn.

Cách chế biến:

– Sơ chế nguyên liệu: Đùi gà rửa sạch, chặt làm đôi. Nấm hương ngâm với nước ấm cho nhanh nở rồi đem rửa sạch với nước. Nấm nút đêm rửa sạch rồi thái làm đôi cùng với nấm hương. Hành tây làm sạch, thái nhỏ, thái múi cau. Hành khô bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.

– Cho bột năng vào bát rồi từ từ chế một ít nước vào và dùng đũa khuấy sao cho bột tan đều, không bị vón cục. Tiếp đó bạn cho hành tây vào chung rồi trộn đều, để riêng ra một chỗ.

– Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, đổ hành khô băm nhỏ vào phi vàng, thơm rồi đổ ra bát.

– Cho đùi gà vào nồi + hành khô vừa phi vàng vào đun chung. Khi đun đảo đều tay, nếu thịt gà khô quá thì bạn cho thêm một ít nước vào để tránh bị cháy nồi rồi đun đến khi thịt gà chín tới thì làm tiếp hướng dẫn cách nấu gà hầm nấm thơm ngon, hấp dẫn ở các bước tiếp theo.

– Khi thịt gà đã chín lấy nước dừa tươi đổ vào nồi ngập xấp miếng thịt. Tiếp đó nêm gia vị đường, muối, hạt nêm sao cho vừa miệng ăn rồi đun sôi.

– Nước sôi cho nấm hương vào đun chung hầm cùng thịt gà khoảng 5 phút thì cho nấm nút vào, vặn lửa nhỏ và đun khoảng 10 phút để cho tất cả các nguyên liệu ngấm đủ gia vị thì gà hầm nấm sẽ đậm vị, ngon miệng hơn.

– Cuối cùng cho hỗn hợp bột năng, hành tây vào nồi hầm chung cùng với gà hầm nấm. Đun sôi lại một lần nữa là cách làm món ăn gà hầm nấm đơn giản tại nhà đã được hoàn thiện rồi. Cho gà hầm nấm ra bát, dùng nóng với cơm trắng thì rất tuyệt các bạn nhé.

Xem thêm:

1.

Thực đơn cả tuần vừa ngon vừa dinh dưỡng cho các mẹ tham khảo

2.

15 thói quen bà bầu ưa làm mỗi ngày nhưng lại cực kỳ nguy hại cho thai nhi

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link