Ý nghĩa của ngày Rằm tháng 7 âm
Truyền thuyết dân gian kể rằng ngày Rằm tháng Bảy bắt nguồn từ câu chuyện của Bồ tát Mục Kiền Liên. Ông một trong những đệ tử xuất sắc của Đức Phật. Khi biết tin mẹ mình bị đày xuống cõi Ngạ Quỷ, lòng thương mẹ thúc giục ông dùng thần thông để tìm bà và dâng thức ăn. Thế nhưng, khi cơm vừa đến bên miệng mẹ, nó lại hóa thành lửa.
Đau lòng, Mục Kiền Liên trở về gặp Phật để cầu cứu. Đức Phật khuyên rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.
Sau khi nghe theo Phật, ông đã thực hiện và cuối cùng cứu được mẹ. Từ đó, ngày Rằm tháng Bảy trở thành ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Ngoài ra, ngày Rằm tháng 7 Âm theo quan điểm một triết lý của Đạo giáo vào thời kỳ hậu Đông Hán tại Trung Quốc, ngày rằm tháng 7 thuộc vào khoảng thời gian tiết Trung Nguyên. Giao đoạn này bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng 7 trong lịch Âm (ngày mở cửa của quỷ môn) cho tới hết ngày 30 tháng 7 (ngày đóng cửa của quỷ môn).
Trong thời gian này, các linh hồn trong địa ngục trở về trần gian để nhận lễ vật và lễ cúng từ những người sống. Do đó, ngày rằm tháng 7 còn được biết tới là ngày Xá tội vong nhân, cúng cô hồn hoặc theo 1 vài nơi là cúng thí thực.
Ngoài ra, theo đạo Phật, tục cúng cô hồn tháng 7 ra đời cònbắt nguồn từ một câu chuyện giữa vị tôn giả A Nan Ðà và một linh hồn ma quỷ. Trong một đêm, khi đang ngồi ở căn phòng yên tĩnh, A Nan Ðà thấy một linh hồn ma quỷ gầy guộc, cổ dài và miệng phun lửa tiến lại gần.
Con quỷ đó rằng sau ba ngày nữa thì A Nan Ðà sẽ chết và trở thành một linh hồn ma quỷ với miệng lửa, khuôn mặt bị cháy rụi hệt như nó. Ngày tức thì, A Nan Ðà hoảng sợ và xin con ma quỷ chỉ cho cách tránh khỏi các tai họa và khổ đau. Con quỷ này đáp rằng: “Mai đây, ông phải cúng thí cho chúng tôi và vì tôi mà cúng dường Tam Bảo. Như thế ông sẽ được gia tăng tuổi thọ và tôi cũng sẽ được vãng sanh”.
A Nan đã chia sẻ câu chuyện trên với Đức Phật và ngài đã trao cho ông bài kinh “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni” để tụng cho lễ cúng. Nhờ đó, ông ta sẽ được hưởng thêm phước lành và có một cuộc đời bình an, êm đẹp, không đau khổ.
Khung giờ cúng Rằm tháng 7 Âm tốt
Dưới đây là ngày, giờ đẹp để cúng Rằm tháng 7 âm lịch năm 2024 theo gợi ý của chuyên gia phong thủy
Ngày 11/7 âm lịch: Sáng từ 7 - 9h, 9 - 11h; chiều từ 3 - 5h. Ngày Canh Tuất kị các tuổi Sửu, Thìn, Mùi và các tuổi mang thiên can Giáp có năm sinh âm lịch tận cùng là số 4 (1944, 1954, 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014).
Ngày 12/7 âm lịch: Sáng từ 7 - 9h; chiều từ 1 - 3h. Ngày Tân Hợi kị các tuổi Tỵ, Thân (tuổi Dần là nhị hợp không kị) và các tuổi mang thiên can Ất có năm sinh âm lịch tận cùng là số 5 (1945, 1955, 1965, 1975, 1985, 1995, 2005, 2015).
Ngày 13/7 âm lịch: Sáng từ 5 - 7h; chiều từ 3 - 5h, 5h - 7h. Ngày Nhâm Tý kị các tuổi Mão, Ngọ, Dậu và các tuổi mang thiên can Bính có năm sinh âm lịch tận cùng là số 6 (1946, 1956, 1966, 1976, 1986, 1996, 2006, 2016).
Ngày 14/7 âm lịch: Sáng từ 5 - 7h, 9 - 11h; chiều từ 3 - 5h. Ngày Quý Sửu kị các tuổi Thìn, Mùi, Tuất và các tuổi mang thiên can Đinh có năm sinh âm lịch tận cùng là số 7 (1947, 1957, 1967, 1977, 1987, 1997, 2007, 2017).
Ngày 15/7 âm lịch: Sáng từ 7 - 9h, 9 - 11h; chiều từ 1 - 3h. Ngày Giáp Dần kị các tuổi Tỵ, Thân (tuổi Hợi là nhị hợp không kị) và các tuổi mang thiên can Mậu có năm sinh âm lịch tận cùng là số 8 (1948, 1958, 1968, 1978, 1988, 1998, 2008, 2018).
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo