“Kiều nữ Hải Dương” gây rắc rối từ Nam ra Bắc
Gần đây nhất, chỉ trong thời gian chưa đầy 2 tháng, “kiều nữ Hải Dương” Phạm Thị Thanh Ng. đã liên tiếp gây 4 vụ rắc rối liên quan đến hành vi tình dục đối với các tài xế taxi từ Nam ra Bắc, một lần nữa khuấy động dư luận.
Cụ thể, ngày 1/5, Công an phường 6, quận 3, TP. HCM tiếp nhận trình báo của bà Phạm Thị Thanh Ng. về việc bà này bị một tài xế taxi hiếp dâm. Tuy nhiên, ngay trong đêm 1/5, bà Ngọc đã làm đơn bãi nại.
“Kiều nữ Hải Dương” gây rắc rối từ Nam ra Bắc với các tài xế xe taxi. |
Ba ngày sau khi làm đơn bãi nại vì bị “hiếp dâm”, ngày 4/5, bà Ngọc lại quậy ở nhà nghỉ nằm sau cây xăng Hamico trên đường ĐT 741 (xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước). Lần này, bà quậy vì không được “tài xế taxi yêu”.
Rạng sáng 30/5, anh N.Đ.T. (30 tuổi, quê Giao Thủy, Nam Định, tài xế của hãng taxi Thanh Nga) được “kiều nữ Hải Dương” đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong tình trạng bất tỉnh, sau khi ở chung nhà nghỉ với “kiều nữ”.
Gần đây nhất, ngày 8/6, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) nhận được tin báo về trường hợp tài xế taxi H.V.Q. (44 tuổi, ngụ tại Ninh Hòa, Khánh Hòa) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trong tình trạng hôn mê. Qua xác minh từ công an, bà Ng. là người có liên quan đến việc ông Q. nhập viện.
Bị tâm thần, sao để gây rối?
Sau hàng loạt vụ rắc rối “kiều nữ Hải Dương” Phạm Thị Thanh Ng. gây ra liên quan đến hành vi tình dục bất thường như đã nêu trên, ông Phạm Ngọc Ch., bố đẻ của “kiều nữ” bất ngờ gửi Thông báo cùng bệnh án tâm thần từ năm 2009 tới báo chí, tuyên bố con gái bị tâm thần không làm chủ được hành vi.
Đồng thời ông nhấn mạnh: “Sau khi đã rộng đường dư luận mà cá nhân, tổ chức nào xâm phạm đến thân thể, danh dự nhân phẩm của con tôi thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Tạm thời bỏ qua sự việc hồi cuối tháng 12/2013, đầu năm 2014 vừa qua, khi báo chí lên tiếng về hành vi quấy rối có thể coi là trường hợp đặc biệt, có một không hai ở Việt Nam, của “kiều nữ”, để bênh vực con gái mình, chính ông Phạm Ngọc Ch. cùng đồng tình với cách giải quyết của con gái là lớn tiếng khẳng định báo chí đã bịa đặt, vu khống, bôi nhọ danh dự bà Ng. Đồng thời mời 2 luật sư tư vấn pháp lý để khởi kiện, tố giác tờ báo, mà theo bà Ng. là thông tin sai sự thật, để bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của bà Ng.
Ông Phạm Ngọc Ch.- Bố "kiều nữ Hải Dương" tuyên bố con gái bị tâm thần không làm chủ được hành vi. |
Nếu quả thật những vụ việc gây ra do “kiều nữ” bị tâm thần thì ông Ch., với tư cách là người giám hộ đương nhiên, không Ch. đã không hoàn thành trách nhiệm 1 người cha, bảo vệ con gái một cách vô lý và lừa dối công luận.
Hơn nữa, theo luật sư Cao Xuân Vượng – Công ty Luật TNHH VMF, bố “kiều nữ Hải Dương” không thể tự mình tuyên bố con gái bị tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự. Tại Điều 22 Bộ luật Dân sự về mất năng lực hành vi dân sự có quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”.
Theo khoản 1 Điều 26, Điều 33, Điều 35, Điều 319, Điều 321, Bộ luật Tố tụng Dân sự, việc tuyên bố bà Ng. mất năng lực hành vi dân sự phải do Tòa án cấp huyện nơi bà Ng. cư trú ra Quyết định căn cứ vào đơn yêu cầu của ông Ch. Kèm theo đơn này phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Với tư cách là người giám hộ đương nhiên của bà Ng., theo quy định của pháp luật, ông Phạm Ngọc Châu phải có có nghĩa vụ bảo đảm việc điều trị bệnh cho bà Ng. cũng như đại diện cho bà Ngọc trong các giao dịch dân sự.
Luật sư Vượng cũng cho rằng, nếu kiều nữ Hải Dương bị tâm thần, cơ quan chức năng phải đưa bà Ng. đi chữa bệnh bắt buộc, trên cơ sở thành lập Hội đồng giám định pháp y và đưa ra kết luận khẳng định bà Ngọc bị bệnh tâm thần. Dù bà Ng. đang mang quốc tịch Mỹ, nhưng hành vi thực hiện trong lãnh thổ nước Việt Nam, thì bà Ng. vẫn phải tuân thủ luật định của Việt Nam. Còn nếu không, cơ quan điều tra cần tiến hành các bước điều tra dựa vào đơn tố cáo hay trình báo của tài xế taxi để xử lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
Theo Điều 319, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, trong trường hợp gia đình ông C. muốn tòa tuyên bố bà Ng. mắc chứng bệnh tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự thì phải có đơn yêu cầu đến tòa án. Đơn yêu cầu: Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. 2. Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này. 3. Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Điều 321, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004: Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 1. Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 2. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong quyết định tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Toà án phải quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. |