Kỳ nữ Kim Cương sinh năm 1937, là con nhà nòi sinh ra trong gia đình 4 đời là bầu gánh nổi tiếng. 18 ngày tuổi bà đã được mẹ bế lên sân khấu diễn cải lương. Năm 19 tuổi bà đã có vai chính gây xôn xao. Sau đó bà thành lập đoàn kịch Kim Cương vang danh một thời. Kim Cương vừa đẹp người lại tài giỏi. Bà là một trong tứ đại mỹ nhân của Sài Gòn thập niên 1950-1970. Bà được gọi là kỳ nữ vì tài năng không chỉ diễn kịch, ca cải lương mà còn giỏi trong việc viết kịch bản, chỉ đạo diễn xuất, quản lý đoàn, tức là vừa có tài của người lãnh đạo, nhà quản lý vừa có tài của nghệ sĩ. Kim Cương là một trong những người phụ nữ được tạp chí Forber bầu là một trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam.
Bà kết hôn khi đã 35 tuổi với một ký giả và có một con trai. Nhưng sau đó bà và chồng chia tay. Bà độc thân tới tận bây giờ đã ở tuổi U90. Bà có được một người đàn ông yêu bà đến nỗi giới nghệ sĩ ai cũng biết câu chuyện nổi tiếng thế này.
Thi sĩ Bùi Giáng, một giảng viên, một nhà thơ yêu Kim Cương từ thuở ba mươi đến khi ông mất lúc 72 tuổi. Ông yêu bà từ lúc bà chưa chồng tới khi bà có chồng, có con, bỏ chồng, bỏ con, độc thân… Gặp nhau lúc bà 19 tuổi, Bùi Giáng đã si tình ngay từ đó. Ông từng cầu hôn nhưng bà từ chối vì thấy ông hơi không bình thường. Ông thường xuyên viết thơ tặng bà, gọi là là tiên nữ, nương tử… Cả cuộc đời mình Bùi Giáng chỉ nhớ số điện thoại của Kim Cương, khi ốm đau cũng chỉ gọi tên Kim Cương, bị công an hỏi thăm chỉ đọc số Kim Cương, địa chỉ của Kim Cương…
Ông nhiều lần đến gõ cửa, xin vào chỉ để nhìn và xé tờ giấy tờ lịch viết vài câu thơ cho bà rồi về. Có lần Kim Cương đưa sổ qua cửa, ông viết xong rồi về. Ông đôi khi có hành động quấy rối, gọi cửa bằng được, náo động cả khu phố để được nhìn thấy bà. Có lần ông còn đến xin cái quần của kỳ nữ…
Nhưng điều đáng trân trọng là ông không bao giờ dám sàm sỡ với bà, không dám chủ động nắm tay và cũng không bao giờ gọi bà là “em” mà chỉ xưng tôi với cô (theo người miền trong, ở một giai đoạn, họ cho rằng gọi người nữ là em là một cách gì đó đùa bỡn yêu đương cợt nhở, lả lơi không trân trọng, ví dụ như ở Huế, họ sẽ gọi là bé sẽ thấy thương mến hơn gọi em).
Bùi Giáng được gọi là thi sĩ điên vì ông có nhiều hành động nổi loạn, nhưng chỉ cần Kim Cương xuất hiện là ông lại dịu dàng nhẹ nhàng ngoan ngoãn như em bé.
Nhưng kỳ nữ không xiêu lòng mà chỉ cảm động. Bà từng nói “Đối với tôi trên thế gian không có gì đẹp bằng tình yêu miễn là chân chính”. Thế nên dù bà không yêu ông nhưng vẫn trân trọng và kiên nhẫn chịu đựng những hành động điên của ông, vẫn ân cần như một người em gái, vẫn chịu đựng những hành động điên của ông, vẫn đầy vị tha bap dung và khoan dung với ông.
Gia đình Bùi Giáng biết rõ ông yêu bà nên khi có chuyện gì cũng thường cho bà biết. Ngày ông rời cõi tạm, Kim Cương cũng có mặt bên cạnh và nói lời tiễn biệt khi hạ huyệt. Vì mối tình của ông quá sâu nặng nên lúc hạ huyệt, người thân của ông bảo bà nói vài câu với ông. Kỳ nữ nói giữa họ có quá nhiều điều nhưng cuối cùng bà nói ba điều: Thứ nhất là cảm ơn ông ấy đã có quá nhiều tác phẩm hay cho đời. Ông ấy điên gì điên nhưng tác phẩm thì hay tuyệt vời. Đôi khi tôi phải học ở ông ấy rất nhiều. Thứ hai là cảm ơn mối tình đơn phương 40 năm mà ông ấy để lại cho tôi. Thứ ba là ông ấy cho tôi một bài học, là dù điên, dù tỉnh, dù nghèo, dù giàu thế nào thì mỗi người phải có một chân tình để sống với đời".
Bùi Giáng là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều áng thơ hay. Mặc dù chuyện tình của ông không được bà đáp lại bằng tình yêu. Nhưng bà đã trân trọng mối tình ấy. Cũng vì Bùi Giáng, kỳ nữ Kim Cương làm nhiều việc thiện nguyện, trong đó có việc tổ chức đám cưới cho nhiều cặp đôi khuyết tật khi biết họ không có tiền làm đám cưới.