Kỳ thủ Lê Quang Liêm bị mẹ kể tính "tham ăn"

06:29, Thứ năm 01/03/2012

( PHUNUTODAY ) - Lê Quang Liêm có rất nhiều động lực để chiến thắng: Chiến thắng vì danh dự đất nước, chiến thắng vì niềm tự hào của ba mẹ, nhưng cũng chiến thắng để có kinh phí cho ba mẹ có thể theo sát mình trong mỗi giải đấu.

Vừa là học sinh giỏi, vừa là kiện tướng cờ vua, Lê Quang Liêm hầu như không có tuổi thơ như những đứa trẻ cùng lứa. Dễ hiểu vì sao mà có nhiều thứ ngoài chuyện cờ vua và học hành, Liêm “ngơ ngác” đến buồn cười.
[links()]
Giải Cờ vua Aeroflot - 2012 vừa qua, Lê Quang Liêm đã không thể bảo vệ thành công ngôi vô địch của mình. Anh bị mất 20 điểm, chỉ còn 2698 điểm, bị ra khỏi Top “siêu kỳ thủ” Elo 2700 và mất cơ hội tham gia Giải cờ vua “Siêu Đại kiện tướng” Dormund (Đức) – nơi mà năm ngoái Lê Quang Liêm từng là “hiện tượng” với ngôi Á quân.

Thất bại ở Aeroflot chắc chắn khiến Lê Quang Liêm buồn, nhưng không nản. Lê Quang Liêm sẽ có một thời gian nghỉ ngơi trước khi bước vào Giải Cờ vua HD Bank, với mục đích tăng Elo, trở lại Top “Siêu Đại kiện tướng”.
 

Gia đình luôn là chỗ dựa cho Lê Quang Liêm – chàng trai trẻ đã làm rạng ranh cờ vua Việt Nam trên bản đồ cờ cua thế giới.
Gia đình luôn là chỗ dựa cho Lê Quang Liêm – chàng trai trẻ đã làm rạng ranh cờ vua Việt Nam trên bản đồ cờ cua thế giới.

Ở bên Lê Quang Liêm những ngày này là cha, mẹ, anh trai, những người luôn động viên, ủng hộ Liêm. Mẹ Lệ của Liêm sẽ nấu cho Liêm những món ăn Liêm thích như cá chim chiên, canh chua… những món ăn mà bao năm nay mẹ vẫn nấu cho Liêm để cả nhà ăn mừng khi Liêm giành chiến thắng trở về hay để an ủi Liêm như sau giải đấu chưa thành công vừa qua.

Gia đình luôn là chỗ dựa cho Lê Quang Liêm – chàng trai trẻ đã làm rạng ranh cờ vua Việt Nam trên bản đồ cờ cua thế giới.

Phía sau một kiện tướng

Lê Quang Liêm là thần tượng của nhiều bạn trẻ, vì ở tuổi 21, Lê Quang Liêm đã sớm làm rạng danh cờ vua Việt Nam, với những chức vô địch ở những giải cờ vua lớn nhất thế giới.

Nhưng thần tượng của Lê Quang Liêm chính là ba mẹ, vì ba mẹ đã hi sinh cho Liêm, kể cả vật chất và sự nghiệp để tạo mọi điều kiện cho Liêm có được những thành công như hôm nay.

Trong những lần Lê Quang Liêm du đấu ở các nước trên thế giới, nếu không có ba Lê Quang Quýnh thì cũng sẽ có mẹ Trần Mỹ Lệ đi cùng Liêm, để lo mọi chuyện ăn uống, sinh hoạt cho Liêm.

Vì vậy Liêm luôn cảm thấy có sự tiếp sức của gia đình, người thân bên cạnh, giúp Liêm có thể bước vào ván đấu đầy căng thẳng với những kỳ thủ cờ vua hàng đầu thế giới mà luôn cảm thấy vững tâm khi có người thân bên cạnh.

Anh trai Liêm là Lê Quang Long. Cả hai anh em đều có năng khiếu cờ vua và được bố mẹ cho học chơi cờ vua từ nhỏ. Riêng Lê Quang Liêm vì có tố chất nổi trội hơn nên được bố mẹ ưu tiên phát triển hơn.

Có cả 2 con trai đều theo đuổi nghiệp thi đấu cờ vua quốc tế nên ba mẹ Lệ Quang Liêm đã hi sinh rất nhiều sự nghiệp của mình vì con cái. Ông Lê Quang Quýnh là một kỹ sư xây dựng, nhưng từ nhiều năm nay, mỗi khi hai con trai đi thi đấu, ông đều đi theo.

Lần nào mà ba Quýnh không đi được, mẹ Lệ sẽ đi để đảm bảo con trai được chăm sóc chu đáo. Mỗi chuyến thi đấu nước ngoài, bao giờ ba Quýnh cũng chuẩn bị cho Lê Quang Liêm mì tôm – món ăn không thể thiếu – mang đi theo.
 

Có ba mẹ bên cạnh, Liêm luôn cảm thấy tự tin khi bước vào mỗi trận đấu. Chỉ cần được ăn một bát mì tôm do ba hoặc mẹ nấu, với Liêm thế cũng đã đủ ấm lòng mỗi khi đi xa nhà.
Có ba mẹ bên cạnh, Liêm luôn cảm thấy tự tin khi bước vào mỗi trận đấu. Chỉ cần được ăn một bát mì tôm do ba hoặc mẹ nấu, với Liêm thế cũng đã đủ ấm lòng mỗi khi đi xa nhà.

Sang nước ngoài, ba Quýnh cũng là người nấu ăn cho Liêm và HLV của Liêm, đảm bảo mọi công tác “hậu cần” cho Liêm yên tâm thi đấu.

Có khi sợ Liêm ăn mì tôm nhiều không đảm bảo sức khỏe, mà đồ ăn Tây thì Liêm lại không hợp, ba Quýnh lại cặm cụi ra những khu chợ gần đó mua đồ về chế biến, nấu nướng cho Liêm.

Năng khiếu chơi cờ vua của Lê Quang Liêm được phát hiện khi Lê Quang Liêm mới 10 tuổi. Đã có nhiều lời đề nghị cho Liêm nghỉ học văn hóa để tập trung luyện cờ, nhưng ba mẹ Liêm kiên quyết không chịu.

Ba Quýnh và mẹ Lệ đều lo, nếu chẳng may Liêm không thành danh, thì sau này cuộc đời, tương lai của Liêm sẽ lỡ dở. Vì thế ba mẹ chọn cách vừa cho Liêm phát huy năng khiếu của mình, vừa yêu cầu Liêm đảm bảo việc học ở trường.

Khi đi thi đấu xa thì thôi chứ hễ về nhà là Liêm lại cắm cúi lao vào học. Nhờ đó mà thành tích học tập của Liêm suốt 12 năm học bao giờ cũng đạt loại Giỏi. Giờ Liêm đã là sinh viên đại học, nhưng ý thức học tập của Liêm vẫn không hề xao nhãng. Đó là nhờ nền nếp mà ba mẹ đã rèn cho Liêm từ tấm bé.

Ba mẹ nuôi dưỡng Liêm rất nghiêm khắc. Biết con trai có năng khiếu, có tố chất, nên ba mẹ Liêm luôn dạy Liêm phải “thắng không kiêu, bại không nản”, dù thành công cũng phải biết khiêm tốn, hòa nhã.

Ba mẹ không bao giờ tạo cho Liêm áp lực, bắt Liêm phải đạt thành tích hay huy chương và luôn nhắc Liêm không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng.

Nhờ ba mẹ dạy mà Liêm hiểu, thất bại là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, điều quan trọng là học cách đối mặt với nó. Vì thế mà luôn thấy Liêm không kiêu ngạo vì chiến thắng, cũng như không suy sụp khi thất bại.

Lê Quang Liêm trong mắt ba mẹ

Năm 8 tuổi, Liêm từng bị ba phạt không cho đi học cờ vua vì sát đến giờ ba đưa đi học, ba mới phát hiện ra Liêm vẫn loay hoay vì chưa xong bài tập. Lý do là bởi trước đó Liêm mê đọc truyện tranh quên trời quên đất, quên cả thời gian và lịch học.

Sau chuyện đó ba giận lắm. Ba bắt mà Liêm nghỉ học cờ vua. Mấy ngày liền không được động vào quân cờ, Liêm nhớ lắm liền năn nỉ mẹ xin lỗi ba. Mẹ Lệ bày cho Liêm cách viết thư cho ba. Liêm nghe theo thật. Tờ giấy học trò có những dòng chữ non nớt của Liêm viết cho ba vẫn được ba mẹ Liêm giữ đến giờ:

“Ba ơi, ba hãy cho con học cờ tiếp, vì đó là sở thích của con. Con hứa từ nay sẽ luyện tập siêng năng hơn chứ không ham chơi, đọc truyện nữa. Khi rảnh con sẽ nghiên cứu tài liệu, giải bài tập, đánh cờ với máy, với anh. Con xin lỗi ba về chuyện hôm qua, ba tha lỗi cho con nhé!”.

Nhận được thư tay của Lê Quang Liêm, ba Quýnh liền viết thư lại:

“Bé Quang Liêm yêu quý của ba, ba rất vui khi nhận được thư con. Con yêu quý, ba luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho con luyện tập và phát triển năng khiếu của mình. Nhưng con phải hiểu rằng thành công chỉ đến với những người kiên trì và bền chí phấn đấu.

Vì vậy, ba muốn rằng con phải khổ công luyện tập hơn nữa. Sự thành công và vinh dự của con cũng chính là sự vinh dự của ba mẹ”.

Đó là một kỉ niệm đáng nhớ với cả gia đình Lê Quang Liêm. Nhờ ba mẹ nghiêm khắc như thế nên đến giờ đã trưởng thành, Lê Quang Liêm đã trở thành niềm tự hào của ba mẹ và của cả đất nước.

Vừa là học sinh giỏi, vừa là kiện tướng cờ vua, Lê Quang Liêm hầu như không có tuổi thơ như những đứa trẻ cùng lứa. Dễ hiểu vì sao mà có nhiều thứ ngoài chuyện cờ vua và học hành, Liêm “ngơ ngác” đến buồn cười.

Có lần để chuẩn bị cho con trai sống tự lập khi xa nhà, mẹ Lệ đã hướng dẫn Liêm dùng nồi cơm điện, vừa mở nồi cơm, Liêm đã hét toáng: “Ơ, trong cái nồi to có cái nồi nhỏ!”.

Liêm thành công thế nào thì không biết, nhưng trong mắt ba mẹ, Liêm mãi là đứa con út bé bỏng. Liêm thường phải đi thi đấu và đi học những khóa đào tạo nâng cao cờ vua xa nhà, có nhiều cái Tết không được ăn Tết cùng ba mẹ, nên ba Quýnh và mẹ Lệ thương lắm.

Có năm Liêm tham dự giải U14 thế giới ở Pháp, giành chức vô địch thế giới U14. Mẹ Lệ sang chứng kiến giây phút vinh quang của con trai, rồi sau đó hai mẹ con mỗi người một ngả: mẹ Lệ về Việt Nam, Liêm lại sang Hungary.

Suốt đêm hôm đó, cậu bé Lê Quang Liêm ngồi huyên thuyên với mẹ đủ thứ chuyện: “Con muốn thời gian đừng trôi đi, để mẹ không về nhà và con không đến Hungary”.

Ba mẹ và anh trai Quang Long đều “kể xấu” Liêm tính tham ăn. Trước khi mẹ con chia tay đêm đó, Liêm nói với mẹ Lệ: “Ngày đầu tiên con về nhà, mẹ phải nấu cho con món canh chua, hoa thiên lý xào thịt bò, cá chim chiên, chả trứng… Con mới nghĩ ra 10 món ăn ngày đầu tiên về nhà thế thôi”.

Khi đó mẹ Lệ nghe mà thương Liêm lắm. Nên sau này lần nào Liêm đi thi đấu xa nhà về, mẹ cũng nấu đủ những món Liêm thích cho Liêm ăn.

Lê Quang Liêm có những cá tính và quan điểm rất riêng, chứ không chịu nhất nhất nghe theo những gì người khác nói. Có lần nghe một HLV cờ vua nói làm VĐV cờ vua thì phải rèn luyện bản lĩnh cho mình, nếu có nhận được tin ba mẹ mất khi ván cờ chưa hoàn thành, thì cũng không được phép rơi lệ.

Phải đợi khi đấu xong ván cờ, có đau xót gì mới được đau xót. Liêm nghe thế liền cãi lại: “Con không cần bản lĩnh như thế. Nếu ai cũng có cái bản lĩnh đó thì không còn chuyện Nguyễn Đình Chiểu và Lục Vân Tiên nữa”.

Lê Quang Liêm có rất nhiều động lực để chiến thắng: chiến thắng vì danh dự đất nước, chiến thắng vì niềm tự hào của ba mẹ, nhưng cũng chiến thắng để có kinh phí cho ba mẹ có thể theo sát mình trong mỗi giải đấu.

Có ba mẹ bên cạnh, Liêm luôn cảm thấy tự tin khi bước vào mỗi trận đấu. Chỉ cần được ăn một bát mì tôm do ba hoặc mẹ nấu, với Liêm thế cũng đã đủ ấm lòng mỗi khi đi xa nhà.

  • Ngọc Hưng
     
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc