Lá bàng rất quý, đừng vứt đi: Dùng để chữa bệnh trĩ, ngứa da, viêm phụ khoa, đau dạ dày rất tốt

( PHUNUTODAY ) - Là bàng được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Từ trước tới giờ, mình chỉ nghĩ cây bàng là loại cây trồng lấy bóng mát. Cây này chắc chẳng ai xa lạ gì rồi, quen thuộc từ ngày còn tới trường cho tới khi đi ngoài đường, cây được trồng nhiều ở vỉa hè các con phố nhỏ.

Thế mà có lần lên mạng đọc, thấy có bài viết về tác dụng của lá bàng. Mình đọc mà ngỡ ngàng luôn mọi người ạ. Không ngờ lá bàng lại có nhiều tác dụng như thế.

Lá bàng có thể dùng làm thuốc kháng khuẩn, sát khuẩn tự nhiên. Những chất này có tác dụng cực kỳ mạnh vì vậy chúng có tác dụng nhất định trong việc chữa trị các bệnh như cảm, sốt, nhiệt miệng, đau họng, trị mụn…

Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của lá bàng.

7

Lá bàng chữa bệnh viêm họng

Cần 7 – 10 lá bàng non, ¼ thìa cà phê muối hạt, 250ml nước. Lá bàng rửa sạch rồi cho tất cả vào máy xay, xay nhuyễn.

Dùng rây lọc phần nước cốt bỏ bã đi. Nước để vào chai bỏ ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Lưu ý trước khi dùng cần lắc đều.

Ngày thứ 1 hãy súc miệng thật kỹ bằng nước này, cứ 4 tiếng 1 lần. Những ngày sau chỉ cần 1 lần vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

Giúp chữa cảm, sốt

Chuẩn bị 15g lá bàng, rửa sạch, đem thái nhỏ, phơi khô. Sau đó trộn cùng 12g bạc hà, 10g kinh giới khô, 10g vỏ quýt khô. Tất cả sắc thành nước uống khi còn nóng. Người bị cảm sốt uống nước lá bàng xong, đắp kín chăn để mồ hôi toát ra sẽ rất hiệu quả.

Chữa viêm loét

Dùng lá bàng non vì lá non có chứa nhiều nhựa. Số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào vết thương

Cách làm: Lá bàng đun sôi với nước, để lửa nhỏ khoảng 30 phút giúp các chất có trong lá tan vào nước. Vớt bỏ lá, lấy một nửa nước cho vào bình giữ nhiệt, phần còn lại đem ngâm hoặc rửa vết thương.

Lưu ý khi đã rửa vết thương bằng nước lá bàng thì tuyệt đối không được rửa lại bằng nước khác.

Trị bệnh phụ khoa

Một trong những công dụng đặc biệt của lá bàng phải kể đến là chữa bệnh vùng nhạy cảm của nữ giới.

Cụ thể có 3 cách: 1 là dùng để xông, 2 là dùng để rửa, 3 là bơm trực tiếp vào vùng nhạy cảm.

- Dùng để xông: Chuẩn bị lá bàng bánh tẻ, từ 10-15 lá. Rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi, thêm 1 lít nước bắc lên bếp đun sôi, thêm 3 thìa cà phê muối biể. Đun kỹ trong khoảng 30p để chất kháng sinh tainin trong lá bàng tiết ra.

Đổ nước ra thau đợi nước ấm để xông. Khi xông các mẹ nên ngồi cách miệng thau nước chừng 5-8 cm, không nên quá gần hoặc ngâm trực tiếp dễ bị bỏng.

- Dùng để rửa: Cách chế biến tương tự như trên, tuy nhiên sau khi được nước thì để thật nguội. Dùng khăn bông mềm, sạch, thấm nước lá bàng rửa nhẹ nhàng bên ngoài. Thực hiện 3-5 lần/tuần.

- Dùng bơm trực tiếp: Đun sôi 10 lá bàng non cùng 1 lít nước, 1 thìa muối trắng, đun chừng 15p thì tắt bếp, để nguội. Lấy xilanh bơm trực tiếp nước lá bàng và vùng nhạy cảm. 1 ngày làm chừng 3 lần, mỗi lần từ 4-5cc.

Chữa mụn nhọt và các vết sưng mủ

Mụn bọc luôn gây ra những khó chịu cho người bệnh, làm mất sự tự tin về ngoại hình. Chúng gây tấy đỏ, sưng, viêm, làm tổn thương da, nên cần được chữa trị kịp thời. Trong lá bàng lại có chứa chất sát khuẩn tự nhiên cực mạnh nên giúp làm mụn nhanh xẹp, giảm sưng viêm.

Cách làm: Chỉ cần lấy nắm lá bàng non, còn chứa nhiều nhựa càng tốt rửa sạch, để ráo nước. Sau khi giã nát, cho vào nồi đun sôi đến lúc nguội bớt đắp lên vùng da cần thiết. Giữ khoảng 15 đến 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm là ổn.

8

Chữa khỏi nhiệt miệng

Hái nắm lá bàng non, rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút. Vớt lá bàng bỏ đi, phần nước cho vào bình giữ nhiệt hoặc bình thủy tinh để dùng dần.

Dùng ngậm hàng ngày có thể khiến răng bị vàng do nhựa trong lá bàng tiết ra bám vào. Tuy nhiên sau khi khỏi, không ngậm nước lá bàng nữa thì tình trạng này sẽ tự hết. Các mẹ đừng lo nhé.

Có tác dụng chữa bệnh trĩ

Với người đang bị trĩ, có thể kết hợp lá bàng cùng với cây thiên lý nấu thành nước xông búi trĩ sẽ tốt hơn.

Nguyên liệu: gồm 30g lá cây thiên lý cùng với 60g lá bàng tươi. Lá bàng rửa sạch, cắt nhỏ đun sôi với nước để ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút. Cây thiên lý cũng rửa sạch, giã nhuyễn, thêm vào một ít nước muối sinh lí rồi giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào băng gạc

Sau khi xông xong thì lấy băng gạc đã tẩm đắp vào vùng bị trĩ. Làm đều đặn ngày 1 lần, kiên trì 1 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Trị chàm ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ bị chàm hãy dùng cách sau nhé các mẹ:

- Đun nước lá bàng để tắm cho bé hàng ngày, sau 1 vài ngày sẽ hết

- Dùng búp bàng, rửa sạch ngâm qua nước muối. sau đó bỏ vào cối giã nát, thêm 1 ít muối tinh, lấy nước cốt bôi vào vùng bị chàm.

Trị chàm ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ bị chàm hãy dùng cách sau nhé các mẹ:

- Đun nước lá bàng để tắm cho bé hàng ngày, sau 1 vài ngày sẽ hết

- Dùng búp bàng, rửa sạch ngâm qua nước muối. sau đó bỏ vào cối giã nát, thêm 1 ít muối tinh, lấy nước cốt bôi vào vùng bị chàm.

Trị vết thương ngứa và lên da non

Nếu làm theo cách sau đây các vết thương đang lành, lên da non gây ngứa sẽ đỡ rất nhiều: Rửa sạch lượng lá bàng phù hợp, cắt nhỏ, cho thêm nước đun sôi rồi cho vào bình thủy tinh để dùng dần. Dùng nước này rửa vết thương hàng ngày 2 lần/ngày sẽ rất nhanh khỏi.

Trị bệnh đau dạ dày

Tuy là một trong những loại lá có thể hỗ trợ rất tốt trong việc chữa bệnh đau dạ dày nhưng cách dùng này chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu dùng 1 thời gian mà cảm giác bệnh không giảm thì nên đến cơ sở y tế để được điều trị.

Cách dùng: Nắm lá bàng non, rửa sạch, cho vào nồi thêm 2 lít nước vào đun sôi, vớt lá bàng bỏ đi, đổ nước vào bình giữ nhiệt uống hàng ngày thay nước lọc.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link