Tác dụng của quả chanh với bà bầu
Chanh là loại quả rất phổ biến ở nước ta. Nó có tác dụng nhiều mặt trong cuộc sống hàng ngày: làm gia vị, đồ uống giải khát, chữa bệnh… 100g chanh bỏ vỏ cung cấp 23 kcal năng lượng, 40mg Canxi, 40mg vitamin C và nhiều loại vitamin nhóm B, khoáng chất như phosphorus, kali, magnesium, sắt... Vitamin C trong chanh cũng như trong các họ Citrus như cam, bưởi, quýt… là thành phần không thể thiếu để hỗ trợ cho sự hấp thu các chất khoáng như sắt, kẽm trong thức ăn hàng ngày.
Chanh là loại quả rất phổ biến ở nước ta. Nó có tác dụng nhiều mặt trong cuộc sống hàng ngày. |
1. Chống nôn
Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh, dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất tốt.
2. An thai
Thai phụ thường xuyên ăn chanh vắt vào nước canh hoặc pha nước uống giải khát có tác dụng hoà vị, lý khí, an thai rất tốt.
Thai phụ thường xuyên ăn chanh vắt vào nước canh hoặc pha nước uống giải khát có tác dụng hoà vị, lý khí, an thai rất tốt. |
3. Tăng cường thể chất
Phụ nữ mang thường có triệu chứng mệt mỏi. Chanh là một trong những loại quả giúp tăng cường thể chất, giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi bằng những cách sau:
Cách 1: 20ml nước chanh vắt, 15g đường gluco, 30ml rượu whisky. Tất cả trộn đều, hoà vào một cốc nước sôi để nguội để uống.
Cách 2: 20ml nước chanh vắt, 10ml dầu gan cá, 10g sữa đã tách béo, pha tất cả với ½ cốc nước sôi nguội để uống.
4. Bổ sung Vitamin C
Uống nước chanh hàng ngày là nguồn cung cấp Vitamin C tự nhiên rất hữu hiệu. Các bà mẹ mang thai nên cố gắng uống đều đặn để bổ sung Vitamin C cho cơ thể.
Chanh còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và chất khoáng như vitamin A, thiamin, niacin, canxi, folate, phốtpho, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B6, riboflavin và không chứa chất béo. Những chất này tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai.
5. Làn da khoẻ, đẹp
Phụ nữ trong giai đoạn mang thi dễ bị nổi mụn nám, tàn nhang. Chúng ta có thể dùng 20ml nước chanh vắt, 100g dưa bở (đã bỏ vỏ và hạt), ép lấy nước, trộn đều tất cả với một chút đường trắng để ăn. Loại thức ăn này giúp làm mờ những nốt tàn nhang và các sắc tố đen trên da mặt, giúp da sáng và khoẻ đẹp.
Phụ nữ mang thường có triệu chứng mệt mỏi. Chanh là một trong những loại quả giúp tăng cường thể chất, giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi cũng như có chứa lượng vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên trong chanh có chứa axit citric. Nếu sử dụng thường xuyên với một lượng lớn sẽ gây hại cho dạ dày của mẹ, đặc biệt ở một số thai phụ hay bị ợ nóng và khó chịu đường tiêu hóa, chanh có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này.
Điều cần lưu ý là ngay khi bạn cho rất nhiều đường vào nước chanh để che lấp vị chua của chanh, bạn cũng không giảm được chút axit nào trong chanh, tức là axit không bị trung hòa, và các ảnh hưởng lên dạ dày vẫn không thay đổi. Chưa kể đến tác hại nếu bạn dùng phá nhiều chất đường trong thai kỳ.
Tác dụng của quả khế với bà bầu
Quả khế khá giàu các vitamin và muối khoáng như kali, photpho, magiê… và vị chua của axit tartric, oxalic nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch rõ rệt. Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh.
Trong đông y, khế được gọi là ngũ liễm, nghĩa là quả có năm múi. Trong dân gian hay truyền nhau câu đố: “Cái gì năm múi, tứ khe/ Cái gì nứt nẻ như đe lò rèn/ Quả khế năm múi tứ khe/ Quả na nứt nẻ như đe lò rèn”.
Trong đông y, khế được gọi là ngũ liễm, nghĩa là quả có năm múi. |
Ở thôn quê, khế thường được trồng cuối vườn, trồng chơi và ăn cũng chơi. Mỗi khi nhà có việc, cần làm các món như rau sống, bóp gỏi, kho cá… khế mới được gọi tên. Bạn có biết tất cả các thành phần, từ lá, cành, hoa, quả khế đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh. Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 – 1250mg/100 g khế, trong đó từ 300 – 500 mg axít oxalic, 300 – 430 mg axít tartric,140 – 220 mg axít succinic, 100 – 130 mg axít citric… Khế ít chua chứa 4 – 70mg axít oxalic. Khế chua có tác dụng chữa bệnh nhiều hơn khế ngọt.
Quả khế khá giàu các vitamin và muối khoáng như kali, photpho, magiê… và vị chua của axit tartric, oxalic nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch rõ rệt.
Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương.
Khế thường được dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu. Hoa khế có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc tiêu viêm. Thường dùng chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, kiết lỵ, trẻ em bị kinh giản.
Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đờm. Ngày dùng 4 – 12g. Vỏ thân và lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.
Tuy giá trị bổ dưỡng của khế không nhiều nhưng lại là loại quả quý. Bên cạnh giá trị ăn uống, khế còn là vị thuốc được đông y dùng từ lâu đời. Trong nhân dân ta, khế được dùng để chữa nhiều bệnh.
- Chữa cảm nắng, cảm nóng: Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
- Chữa nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân: Nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não… làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày hoặc lấy 1 – 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
- Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.
- Chữa ngộ độc nấm: Lấy lá khế 20g, lá lốt 10g, đậu ván đỏ 20g. Tất cả đều dùng tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát, hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống cả một lần. Thường chỉ uống 2 – 3 lần là khỏi bệnh.
- Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc lá khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.
- Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ngoài ra, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.
- Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống vào lúc không no không đói quá.
- Chữa viêm họng cấp: Lá khế tươi 80 – 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 – 3 lần để ngậm và nuốt dần.
- Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 8 – 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 – 10g, kinh giới 8 – 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Quả khế chứa nhiều vitamin C: Ít ai biết rằng trong quả khế chứa nhiều vitamin C và các sinh tố vitamin khác. Trung bình mỗi ngày ăn một quả khế có thể đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu..
Quả khế có nhiều chất xơ, nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, chữa trĩ. Nước ép khế ngọt được xem là một vị thuốc giảm sốt hiệu quả.
Hột khế lợi sữa: Những người phụ nữ thôn quê hay cẩn thận giữ lại hạt khế để phòng khi sinh ít sữa có thể giã nát hạt khế, sắc uống, sữa sẽ ra nhiều.
Khế muốn để dành dùng dần có thể cắt lát mỏng, nhúng nước muối rồi phơi khô mà không sợ mốc.
Khế tươi còn được dùng làm gia vị chế biến món ăn như kho cá, làm các món gỏi…
Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.
Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giảinhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực.
Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.
Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.
Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân,lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Ngoài ra, lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch. Ở thôn quê người ta hay nấu lá khế với nước vôi trong, sau đó nhúng vịt, ngan vào rồi mới nhổ lông. Làm như thế vịt, ngan sẽ rất sạch, không còn lông măng.
Cách nhận biết táo, cam Trung Quốc bị ngâm tẩm hóa chất (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Để chọn mua được đúng táo, cam Việt Nam, không chọn nhầm quả Trung Quốc có ngâm hóa chất độc hại không quá khó nhưng không phải ai cũng biết. |