Một người mẹ mang thai tháng thứ bảy lúi húi cúi xuống nhặt con dao bị rơi, vô tình bị trượt chân và ngã. Trên tay người mẹ là con dao đang chĩa thẳng vào người, may mắn thay đầu dao đâm vào vị trí dạ dày của người mẹ. Khi nhân viên cứu hộ đến, họ nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng: người mẹ đang mang thai nhi bảy tháng tuổi, nằm sóng soài dưới sàn bếp, con dao nhọn cắm thẳng vào vụng bụng, máu chảy lênh láng. Các nhân viên y tế đã phải nhanh chóng sơ cứu và cầm máu ngay lập tức, sau đó đưa người mẹ đến bệnh viện để kịp thời cứu tính mạng của người mẹ và thai nhi trong bụng.
Các mẹ phải hết sức lưu ý để tránh khỏi những trường hợp nguy hại đến tính mạng của con. |
Những người chứng kiến sự việc kể lại: người mẹ đang ngồi trong nhà, tay cầm con dao để gọt hoa quả. Vì con dao rơi xuống cần phải nhặt lên, nhưng do bụng cồng kềnh khó cúi xuống lượm đồ nên cô ấy vô tình bị ngã chồm lên dao và bị con dao cắm thẳng vào bụng. Quá sợ hãi, người mẹ đã cầu viện sự giúp đỡ và thông báo với bệnh viện hỗ trợ nhằm giữ an toàn tính mạng cho cả hai mẹ con.
Không có điều gì là không thể xảy ra, đó là lý do vi sao các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên với đồ trên cao hay cúi lượm đồ dưới đất (đúng ra là chỉ nên ngồi từ từ xuống để lượm đồ, nếu cần).
Những tai nạn như thế này có thể xảy ra với bất cứ ai coi thường lời khuyến cáo của y bác sĩ. Trong thực tế, một tai nạn tương tự có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Nếu trong trường hợp nguy hiểm, cả bào thai lẫn mẹ bầu đều phải chịu hậu quả rất nặng nề chứ không may mắn như người mẹ này.
Người mẹ mang thai không nên quá chủ quan cho dù bạn có khoẻ mạnh và khéo léo cỡ nào. Vì sao các bác sĩ sản khoa khuyên bạn nên cẩn trọng giữ gìn? Đó là vì bạn đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ và đang chờ đội từng ngày để bước ra thế giới rộng lớn này. Do đó, các mẹ phải tự biết chăm sóc bản thân, làm thế nào để tránh khỏi các tai nạn gây nguy hại đến con.
Các mẹ bầu phải ghi nhớ một số cách chăm sóc bản thân trong quá trình mang thai dưới đây:
1. Khi nhận ra rằng mình đã mang thai, mẹ hãy ngừng thực hiện các hoạt động như tập thể dục nặng đòi hỏi phải có tác phong mạnh mẽ.
2. Mẹ mang thai không nên mang giày cao gót. Hãy thay giày cao gót bằng những đôi giày bệt.
3. Các mẹ không nên đi bộ trên vỉa hè ướt hoặc hành lang ướt mưa; vì nó có thể làm cho bạn bị trượt.
4. Khi mang thai, mẹ không nên nâng nhấc vật nặng, cúi xuống lượm đồ hoặc với đồ từ trên cao.
5. Các bà mẹ mang thai khi dọn dẹp nhà cửa cần tránh không gắng sức nhiều hoặc thực hiện các công việc nguy hiểm như leo lên bàn quét mạng nhện, chà rửa sàn nhà và bò bằng đầu gối để chà sàn phòng tắm…
6. Các mẹ mang thai không nên đi xe gắn máy, không chạy xe nhanh.
7. Các mẹ mang thai không nên đi nhanh, đừng vội vàng mà hãy từ tốn.
Tư thế ngồi cấm kị đối với mẹ bầu
1. Ngồi bắt chéo chân hay gập gối
Phụ nữ chúng ta thường ngồi bắt chéo chân vì tư thế này rất duyên dáng với phụ nữ. Nhưng thói quen này lại làm hạn chế sự lưu thông máu, giãn tĩnh mạch. Đặc biệt với những mẹ bầu bị phù chân, tư thế này càng khiến máu dồn về chân nhiều hơn, gây chân to thêm.
Ngoài ra, khi có bầu, các bạn không nên ngồi gập gối vì sẽ khiến lưng dưới nặng áp lực hơn.
2. Ngồi không tựa lưng
Khi có thai, nếu thường xuyên ngồi không tựa lưng sẽ khiến bạn bị đau lưng. Tốt nhất, các mẹ bầu nên để lưng được hỗ trợ bằng vật tựa và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp nhé.
3. Ngồi ngửa người
Một số mẹ bầu có thói quen ngồi ngửa người, bụng cao và vai buông thõng. Tuy nhiên, tư thế ngồi này không tốt cho bạn vì nó khiến lưng dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và dễ gây đau lưng. Việc ngồi ngửa người và không có gối tựa sẽ đặt nặng áp lực lên phần lưng dưới của bạn nhiều hơn.
4. Ngồi gập người về phía trước
Tư thế này tạo áp lực lên bụng không những khiến cho mẹ bầu không thấy thoải mái mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Trong giai đoạn bé đang phát triển, mẹ thường ngồi gập người có thể khiến cho lồng ngực của mẹ chèn ép lên thai nhi và để lại dấu tích vĩnh viễn trên cơ thể bé.
5. Ngồi nửa mông
Tư thế ngồi nửa mông khi mẹ bầu ngồi trên ghế hoặc giường gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là nguyên nhân tại sao nhiều mẹ thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu như vậy.
Cách sơ cứu các tai nạn trẻ thường gặp ở nhà (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Các tai nạn xảy ra ở trẻ ngày càng phổ biến. Do vậy, các bậc cha mẹ cần phải hiểu biết về các kiến thức sơ cấp cứu các tai nạn này. |