Một là ''Cư thiện địa'' – Ở khéo chọn nơi chốn
Con người phải giống như nước giỏi ở nơi thấp, giỏi lấy cái lợi và tránh được cái hại.
Ở khéo chọn nơi chốn, có nghĩa là có thể tỉnh táo nhận thức được bản thân hay không, có tìm được vị trí nhân sinh hợp với nhà mình hay không. Nước vấn luôn là ngọn nguồn của vạn vật. Nếu luận công thì nước xứng với cả nghìn lời ca ngợi, với cả vạn bia đá tán dương suốt kim cổ.
Cái bản sự mà nước có thể khoa trương vốn chẳng hề nhỏ. Nhưng trước sau nước vẫn luôn giữ một tâm thái bình thường, không chỉ không phô trương, mà ngược lại nơi nào thấp nước lại chảy tới nơi đó, nơi nào trũng nước thì trẫm mình tới nơi đó, thậm chí nước càng sâu lại càng bình lặng.
Hai là, ''Tâm thiện uyên'' – Tâm hồn thâm trầm sâu sắc: Tâm cảnh như nước thâm sâu trầm mặc, giản dị mà bình lặng
Biển có thể chứa được trăm sông, bởi lẽ lòng biển rộng. Vách núi sừng sững, không dục vọng nên mới hiên ngang. Một khi con người có được tấm lòng sâu sắc và rộng lớn như thung lũng thì mới có thể hội tụ trăm sông thành biển mênh mông.
Nếu con người có thể buông bỏ dục vọng không tranh với đời thì có thể giống như vách núi dốc đứng, sừng sững giữa mây trời.
Ba là, ''Dữ thiện nhân'' – Nước đãi người một cách nhân từ
Nước đối đãi với người nhân ái, thiện lương, với vạn vật đều đối đãi như nhau, không hề thiên vị. Nước động mà có tính, trong tĩnh lại có động. Tất cả đều vì nó rất nhu mỳ, mỹ lệ và mềm mại. Nước động theo một khí cơ, nhờ động mà nước lúc nào chảy không ngừng, nhờ chảy mà luca nào tiến lên, nên trong cái vô hạn mà sinh ra khí cơ. Dẫu cho đặt trong bát sành hay bát vàng thì cũng đều như nhau. Hơn nữa ly có nghiêng thì nước cũng không nghiêng, vật có lệch thì nước cũng chẳng lệch, đây chính gọi là ''thủy chuẩn'' (chuẩn mực của nước).
Bốn là, ''Ngôn thiện tín'' – Nói biết giữ chữ tín
Nước cực kỳ chú trọng uy tín, lúc nào chuẩn xác như thủy triều dâng, không thét ra tiếng ngông cuồng. Nước không màu cũng không mùi, long lanh đến tận đáy. Nước tỏa ra thứ ánh sáng quang minh lỗi lạc, không ham muốn, cũng chẳng truy cầu, lúc nào đường đường chính chính.
Chỉ khi nào nước trong veo thì mới có thể làm gương, mới có thể phân biệt thiện ác, xấu đẹp. Nếu con người tu được thuần khiết như nước, tĩnh tại như nước, thì còn chuyện gì tốt đẹp hơn nữa đây?
Năm là, ''Chính thiện trị'' – Giỏi trị vì, quản lý một cách nhẹ nhàng có trật tự, mang đức dày nhưng rất vô tư
Khi nước ngưng kết lại thì vô cùng manh mẽ, một khi đã hòa thành một thể thì vinh nhục cùng chịu, sống chết bên nhau, lúc nào tiến về phía trước dù có khó khăn nào đi chăng nữa.
Bởi vì đoàn kết một lòng nên uy lực của nước mới có được sức mạnh không gì sánh được. Nước tụ lại thành sông, thành biển, thành mặt nước bao la, bát ngát.
Làm người thì cũng nên như thế, biết thay đổi biến hóa. Bởi vì nước mang tính nhu lại có thể thay hình đổi dạng nên trong đại dương thì nước mang hình dáng của đại dương, trong sông hồ thì mang hình dáng của sông hồ.
Sáu là, ''Sự thiện năng'' – Nước giỏi hành sự, luôn làm việc dựa theo năng lực, biết quý trọng khả năng của mình
Nước mềm mại nhất, nhưng cũng cứng rắn nhất, lúc nào giữ vững niềm tin, theo đuổi chí nguyện của mình mà chẳng biết mệt, khiến con người phải nghiêng mình kính phục. Nước chảy quanh co qua 9 khúc sông Hoàng Hà đã trải qua biết bao ngăn trở, biết bao mê hoặc. Dẫu núi non trùng điệp, trăm nghìn khúc quanh co uốn lượn, cuối cùng nước vẫn đổ về biển.
Bảy là, ''Động thiện thời'' – Nước biết chọn đúng thời cơ
Phải đúng thời cơ nước mới hành động, chứ không manh động, khi nào có thể hành động thì nước mới ra tay.
Nước không theo đuổi sự giàu sang phú quý, cũng chẳng lo âu phiền muộn cảnh nghèo hèn. Nước không bị bó buộc, không cứng nhắc, không ngoan cố, không phiến diện cố chấp.. Nó thuận theo thời thế mà biến hóa. Đêm thì nước kết thành những giọt sương, sáng sớm lại hóa thành sương mù, trời nắng hiển linh, trời mưa tỏa sáng ánh cầu vồng.