Đừng ngại, hãy dũng cảm mở lời
Giao tiếp cũng giống như cách học ngoại ngữ, bạn cần phải dũng cảm nói chuyện để kỹ năng đó trở nên thuần thục hơn. Muốn trở thành người giao tiếp tốt, bạn cần biết mở lời trước và tích luỹ kinh nghiệm qua từng cuộc nói chuyện với các đối tượng khác nhau. Không chỉ cần dũng cảm mở lời, bạn cũng cần phải thông minh trong giao tiếp. Bạn cần sử dụng giọng nói để tạo sự thu hút, cách diễn đạt, lập luận sao cho đối phương hiểu được. Đặc biệt cũng cần chú ý đến hoàn cảnh, địa vị của người mà mình đang nói chuyện.
Hãy quan tâm và biết lắng nghe
Bạn cần chú ý, đôi khi một người biết lắng nghe đối phương lại là điều quyết định việc người đó có dành thiện cảm cho mình hay không. Lắng nghe sẽ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng, muốn lắng nghe lại câu chuyện của họ. Vì thế, một người khéo ăn nói không chỉ cần nói hay mà còn biết lắng nghe khi giao tiếp.
Hãy đọc, đi nhiều, tích lũy kiến thức giao tiếp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, số từ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp là xấp xỉ khoảng 3.000 từ. Vì thế, bạn cần đọc thật nhiều sách, báo, gặp gỡ nhiều người để trau dồi vốn từ cho riêng mình. Đó cũng là cách giúp chúng ta nói chuyện phong phú và trôi chảy hơn.
Hãy khen nhiều chê ít
Lời nói như gió thoảng qua tai nhưng trong nhiều trường hợp, nói không khéo sẽ khiến người khác bị tổn thương, thậm chí là làm hại đến chính bản thân mình. Tuy nhiên, người thông minh trong giao tiếp là phải biết khen có chừng mực và khen đúng sẽ khiến họ cảm kích và tin tưởng bạn nhiều hơn. Chúng ta không nên khen một cách sáo rỗng hay khen cho có lệ, lấy lòng, không có gì cũng khen thì khiến đối tượng thấy phản cảm hơn là thiện cảm.
Trong cuộc nói chuyện hãy thêm chút hài hước
Có thể nói, hài hước là khả năng mà mỗi người nên có và nên cố gắng rèn luyện. Bởi hài hước sẽ giúp bạn thân thiện hơn với nhiều đối tượng, tạo thiện cảm ngay cả với những ai không thích bạn.
Nhưng bạn cũng cần hài hước có chừng mực và phải chú ý hoàn cảnh giao tiếp đang diễn ra sao cho phù hợp, không gây khó chịu hay tạo cảm giác nhạt nhẽo với người nghe.
Một số mẹo từ chối hay mà các bạn không nên bỏ qua
+ Hay xem xét mối quan hệ của bạn với người đó: Đây thật sự là kinh nghiệm tôi đã từng trải qua, ôm đồm mọi lời nhờ giúp đỡ của những người xung quanh, và kết quả là tôi strees nặng. Nếu không quá thân thiết bạn có thể từ chối một cách khéo léo.
+ Hãy từ chối cái gì bạn không biết: Tôi đã từng nhận tất cả nhưng yêu cầu nhờ vả trong kĩnh vực mà tôi nghĩ tôi có thể biết trong một ngày. Và khi giải quyết nó tôi mới biết kiến thức không phải học ngày một ngày hai. Cuối cùng tôi vẫn phải từ chối họ và lúc đó thì họ mất tin tưởng ở tôi rồi. Hạy xem khả năng của bạn đến đâu, nếu chắc làm được hãy nhận lời. Đừng quả tỏ ra thể hiện mình để rồi phải từ chối sau này.
+ Nếu bạn từ chối thì hãy nói lí do chân thành và kèm theo lời “xin lỗi”. Họ chẳng thể trách bạn nếu bạn có lí do rõ ràng và lịch sự đến như thế.
+ Khi từ chối thì nên gặp mặt trực tiếp, đừng nhắn tin, hay gửi mail. Họ sẽ tưởng bạn tránh mặt họ hay sợ hãi điều gì.
+ Đừng nói không ngay khi họ cất lời, hãy xem họ nói gì và tỏ thái độ một cách mềm mỏng như “Em rằng em không thể…” hay hơn “Em không muốn làm điều đó….”.